Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những trường hợp phải tháo sụn nâng mũi

Nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất.

Vừa qua, đại diện của Lệ Quyên cho biết nữ ca sĩ vừa phải phẫu thuật tháo bỏ sụn mũi vì gặp biến chứng. Ca sĩ này từng sửa mũi nhiều năm trước. Gần đây, mũi cô bị sưng nặng do cơ thể tự đào thải sụn cũ. Các bác sĩ cho biết nếu không tháo sụn, vùng mũi của cô có thể đối diện nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử và nguy hiểm tới tính mạng. 

Ba trường hợp thường gặp phải tháo sụn

Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM), nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nâng quá cao, quá dài so với cấu trúc mũi của người Đông Á, dẫn đến tình trạng lệch sống, vẹo đầu, bóng đỏ, lộ sống.

Le Quyen thao sun nang mui anh 1
Mũi của ca sĩ Lệ Quyên sau khi tháo sụn. 

Dưới đây là những trường hợp phải tháo sụn sau khi nâng mũi:

- Sụn dị ứng với cơ thể: Trường hợp này có tỷ lệ rất hiếm, biểu hiện khi dị ứng thường sưng đỏ, ngứa, bao xơ co rút, xoắn làm biến dạng, lệch mũi phải tháo ra sớm. 

- Nâng quá cao hoặc quá dài không đạt tính thẩm mỹ, gây lộ sống, mỏng da, sụn đè vào đầu mũi làm méo sụn cánh mũi. Ngoài ra, phần da nơi đầu mũi mỏng cũng làm tăng nguy cơ thủng đầu mũi. 

- Khi mũi có các biểu hiện sưng đỏ lâu ngày, hoại tử,... bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng phải tháo sụn.

Cách khắc phục biến chứng

Bác sĩ Ngọc cho hay những biến chứng sau phẫu thuật mũi đều có thể sửa chữa bằng kỹ thuật mổ tái cấu trúc, một số trường hợp cần lấy sụn ở sườn để dựng lại trụ mũi. Tuy nhiên, chiếc mũi sửa lại khó đẹp như làm lần đầu.

Le Quyen thao sun nang mui anh 2
Đối với nữ, mũi và môi phải tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới. Ảnh: Pinterest.

Kỹ thuật chỉnh hình mũi tái cấu trúc cần bác sĩ có kinh nghiệm. Nếu bác sĩ chưa vững tay nghề thực hiện có thể tiếp tục gây biến chứng. Vì vậy, trước khi quyết định làm đẹp, bạn cần chuẩn bị đủ kiến thức, tránh tình trạng phẫu thuật thẩm mỹ theo truyền miệng. 

"Bạn nên xác định rõ nhu cầu của bản thân có thực sự muốn nâng mũi hay phẫu thuật thẩm mỹ hay không. Khi đến làm đẹp, bạn cần miêu tả chiếc mũi muốn làm. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ biết chiếc mũi bạn mong muốn có phù hợp với xuất phát điểm, dễ thực hiện hay khả năng phẫu thuật thành công hay quyết định áp dụng kỹ thuật mổ nào... Thậm chí, bác sĩ có thể từ chối không phẫu thuật", chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo.

Cô gái mù mắt vì nâng mũi bằng chất làm đầy

Qua 3 ngày điều trị tích cực nhưng Nguyễn Thị Dương có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn mắt trái vì tắc động mạch do tiêm chất làm đầy để nâng cao sóng mũi.



Phương Anh

Bạn có thể quan tâm