Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Niềm hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư vú

Mặc dù chỉ trong giai đoạn thử nghiệm, vaccine ung thư vú đang là niềm tin, hy vọng không chỉ cho bệnh nhân mà còn các nhà nghiên cứu.

Vaccine ung thư vú của Cleveland Clinic mất hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Geneticliteracyproject.

Đầu tháng 4, Cleveland Clinic, trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ có trụ sở tại Cleveland (Ohio), công bố bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm vaccine ung thư vú. Bệnh nhân là bà Jennifer Davis (46 tuổi, sống ở Ohio, Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư vú bộ ba âm tính vào năm 2018.

Đây là loại ung thư vú không có bất kỳ loại nào trong số ba thụ thể phổ biến gồm estrogene (ER), progesterone (PR) và HER2. Điều đó có nghĩa là nó không đáp ứng với các liệu pháp nội tiết tố thường được sử dụng để chống lại bệnh.

Nghiên cứu kéo dài 2 thập kỷ

Người phụ nữ 46 tuổi đã trải qua đợt điều trị nghiêm ngặt bao gồm hóa trị, phẫu thuật và 26 đợt xạ trị. Mặc dù quá trình điều trị rất hiệu quả và bà được tuyên bố không còn ung thư, Danis vẫn lo lắng.

Khi biết tin về cuộc thử nghiệm vaccine tại Cleveland Clinic, bà không ngần ngại đăng ký tham gia và may mắn được chọn. Davis được tiêm liều vaccine đầu tiên vào ngày 19/10/2021.

Không lâu sau, bà được tiêm thêm 2 liều nữa cách nhau 2 tuần. Việc tiếp theo là bắt đầu chờ đợi các vaccine có hoạt động hay không.

ung thu vu anh 1

Jennifer Davis (46 tuổi, sống ở Ohio) tiêm liều vaccine ung thư vú đầu tiên vào ngày 19/10/2021. Ảnh: Cleveland Clinic.

Hôm 27/2, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đưa ra thông báo về việc cấp bằng sáng chế cho công nghệ vaccine ung thư vú mới của Anixa Biosciences. Đây là công ty công nghệ sinh học tập trung vào điều trị cũng như phòng ngừa ung thư và các bệnh truyền nhiễm.

Công nghệ vaccine ung thư vú được phát minh và phát triển tại Cleveland Clinic và Anixa là đơn vị được cấp phép độc quyền trên toàn thế giới.

Sau hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, vaccine đã bước tới giai đoạn thử nghiệm trên người.

Theo tiến sĩ Amit Kumar, Giám đốc điều hành của Anixa, người phát minh ra loại vaccine này là tiến sĩ Vince Tuohy, nhà miễn dịch học tại Cleveland Clinic.

TS Kumar nói với Fox News: "TS Vince đã điều hành nhóm nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu về vaccine ung thư vú suốt hai thập kỷ. Ông ấy là nhà khoa học vĩ đại và chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt khi làm việc cùng nhau. Thật không may, ông ấy đã qua đời cách đây vài tuần ở tuổi 74".

Giờ đây, TS Kumar cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đang tiếp tục thử nghiệm vaccine này. Cho đến nay, đã có 14 bệnh nhân được tiêm.

Hy vọng

Hy vọng là điều chưa bao giờ tắt trong tâm trí của Davis. Ở tuổi tứ tuần, đứng trước ranh giới sống chết mong manh, bà vẫn không ngừng đặt niềm tin vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

"Trước đây, cứ mỗi cơn đau đầu nhỏ, tôi lại nghĩ mình có thể bị u não. Hay nếu cánh tay bắt đầu đau, tôi nghĩ mình bị ung thư xương. Tôi thường xuyên lo lắng rằng thứ này sẽ biến thành thứ khác. Nhưng sau khi tiêm vaccine, mặc dù chưa biết kết quả ra sao, tôi không còn lo lắng", Danis chia sẻ về việc tiêm vaccine mang lại cho bà ấy cảm giác hy vọng.

"Chúng tôi mong muốn tiêm vaccine cho tất cả phụ nữ để họ không phải sống trong lo sợ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh ung thư vú bộ ba âm tính, tình trạng nguy hiểm hơn nhiều nếu nó tái phát", TS Kumar nói.

Các nhà nghiên cứu tin rằng vaccine có thể sử dụng rộng rãi trong vòng 4-5 năm tới. Điều này nhằm ngăn ngừa ung thư vú xuất hiện trở lại ở những bệnh như David - người từng mắc bệnh ung thư và đối mặt với nguy cơ tái phát cao.

Sau vài năm, nó có thể được sử dụng như biện pháp phòng ngừa ban đầu, tập trung vào phụ nữ chưa bao giờ bị ung thư để đảm bảo họ không mắc bệnh.

Không chỉ Cleveland Clinic, Trung tâm Ung thư UW Carbone, cũng là một trong những tổ chức nghiên cứu ở Mỹ tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine ung thư vú.

Theo tiến sĩ Lee Wilke, Giám đốc Y tế cấp cao của Dịch vụ Ung thư Lâm sàng, UW Health, cho hay loại vaccine mới đang thử nghiệm do tiến sĩ Nora Disis tại Đại học Washington ở Seattle phát triển. Tương tự vaccine của Cleveland Clinic, nó được nghiên cứu để ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vú bộ ba âm tính.

TS Wilke cho biết: “Chúng tôi đang thử nghiệm vaccine nhằm xác định hệ miễn dịch của bệnh nhân có hoạt động để chống lại tế bào ung thư hay không. Đồng thời, chúng tôi cũng kiểm tra liệu tế bào ung thư còn tồn tại ở bệnh nhân mắc ung thư bộ ba âm tính nhưng đã được điều trị thành công”.

Nhìn chung, trọng tâm chính của thử nghiệm là xác định bệnh nhân có hình thành phản ứng miễn dịch đối với vaccine dựa trên DNA nhằm nhắm vào các đặc điểm của tế bào ung thư.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), mỗi năm có hàng chục triệu phụ nữ trên toàn thế giới được chẩn đoán ung thư vú và gánh chịu nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.

Trong tương lai, nếu vaccine ung thư vú được nghiên cứu thành công và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nó mở ra hy vọng kéo dài sự sống cho bệnh nhân đang mắc căn bệnh này. Hơn hết, những người như Danis sẽ không phải sống trong nỗi lo khi nào ung thư tái phát.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Mắc ung thư vú giai đoạn cuối ở tuổi 32

Đến bệnh viện khám do khối cứng ở ngực, người phụ nữ trẻ bàng hoàng phát hiện ung thư vú giai đoạn cuối và đã di căn ra nhiều cơ quan khác.

Bích Huệ - Nam Giao

Bạn có thể quan tâm