Giáo viên của 7 trường nói trên gồm: THCS Lê Đình Chinh, tiểu học Chu Văn An, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Nguyễn Chí Thanh, tiểu học Kim Đồng, tiểu học Trần Quốc Toản và tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Theo Phòng GD&ĐT huyện, mới đây, 3 trường gồm THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã tự cân đối kinh phí và chi trả được hơn 266 triệu đồng cho giáo viên...
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song, trong 2 năm học 2012-2013 và 2013-2014, UBND huyện đã chi trả được hơn 500 triệu đồng tiền dạy tăng tiết, thay tiết cho giáo viên. Riêng một số trường chưa được chi trả là do “các trường nộp hồ sơ không đúng hạn quy định, quá trình quản lý điều hành nguồn ngân sách sự nghiệp của ngành có nhiều khó khăn, số kinh phí chưa đủ để bố trí chi trả” - báo cáo viết.
Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song cũng cho rằng, các trường hiện chưa chi trả nợ cho giáo viên phải tiếp tục tự cân đối, tiết kiệm thu chi để trả cho giáo viên. Bên cạnh đó, phòng cũng đề nghị huyện cân đối ngân sách địa phương để cấp bổ sung kinh phí đối với những trường khó khăn, không thể tự chi trả cho giáo viên.
Trước đó, nhiều giáo viên ở huyện Đắk Song bày tỏ lo lắng vì gần hai năm bỏ công sức dạy ngoài giờ, dạy tăng tiết cho học sinh nhưng không được trả tiền theo quy định.
Xin dạy thêm cả môn thể dục, giáo dục quốc phòng
Tại TP.HCM, nhiều trường báo cáo việc dạy thêm - học thêm không đúng thực tế; có trường còn xin phép dạy thêm cả môn thể dục, giáo dục quốc phòng.
1
Từ lâu, học sinh tại TP HCM đều được nghỉ học vào hai ngày cuối tuần. Nhưng nay, tại một vài quận, huyện ở TP HCM, học sinh tiểu học bỗng dưng phải đến trường vào ngày thứ bảy.
Nhà giáo đối diện nhiều áp lực
10 8
Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều mỹ từ để nói về nghề giáo như “nghề cao quý” hay “kỹ sư tâm hồn”... Tuy nhiên, hiện nay, những mỹ từ ấy có lẽ chỉ hiện diện trên sách báo.