Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi ám ảnh của chuyên gia sơ cứu người gặp nạn

Sau sự cố cách đây 27 năm xảy ra với con gái, chuyên gia sơ cấp cứu Tony Coffey (Australia) vẫn luôn ám ảnh với những tai nạn không đáng có xảy ra hàng ngày.

Tony Coffey là chuyên gia sơ cấp cứu làm việc tại thành phố Sydney (Australia). Ông phụ trách chuyên môn sơ cấp cứu cho vùng nội thành, vùng biển và 2 bệnh viện lớn ở Sydney, Australia. Ông không chủ ý đến với công việc này, mà nó bắt nguồn từ sự cố chết người của chính người con gái.

Tony Coffey anh 1
Tony Coffey và con gái.

Còn nhớ năm con gái mới 2 tuổi, khi đó Tony Coffey là doanh nhân. Một buổi sáng khi đang làm thức ăn cho con mình, Tony nghe tiếng nấc sau lưng. Quay lại, ông thấy con gái đã ngã xuống sàn, người tái xanh, bất động.

Chợt nhớ đến chương trình tư vấn cách xử lý trên truyền hình Australia, Tony lập tức áp dụng và đưa cô bé đến bệnh viện ngay sau đó. Con của ông, Shaana Coffey, may mắn thoát chết và cũng trở thành chuyên gia sơ cấp cứu như cha.

Sau sự cố của con gái, Tony Coffey đã có những thay đổi trong suy nghĩ. Ông nhận thấy rất nhiều trường hợp như thế xảy ra mỗi ngày với những đứa trẻ, nhưng cha mẹ hầu như không biết cách xử lý. Tony quyết định học khóa cấp cứu để bảo vệ bản thân và gia đình. 

Những kiến thức này khiến ông ngày càng hứng thú và quyết định theo học để trở thành chuyên gia thực thụ về sơ cấp cứu.

Ám ảnh những ca tự sát từ mỏm đá

Tony Coffey anh 2

Tony cùng con gái cấp cứu nạn nhân.

Mỗi ngày, Tony Coffey đều xử lý 6-8 ca cần cấp cứu. Mỗi ca đều mang đến cho ông nhiều cảm xúc tích cực và tiêu cực. Điều khiến ông ám ảnh nhất là những trường hợp tự sát trên mỏm đá ở Sydney.

Đối với những ca này, đội cứu hộ bao gồm chuyên gia sơ cấp cứu, cảnh sát, bác sĩ tâm lý thường tìm mọi cách thuyết phục họ. Đôi khi họ chỉ giả vờ lắng nghe rồi lặng lẽ nhảy xuống biển.

“Tôi ám ảnh với những cảnh tượng đó. Cảm giác thật sự rất khủng khiếp. Sau này, chúng tôi được dạy rằng khi họ nhảy xuống thì cố gắng quay đầu đi. Vì với những người làm công việc này, chúng tôi bị những vết sẹo cảm xúc rất lớn và nếu không biết cách kiểm soát, chính chúng tôi là những người dễ bị trầm cảm”, Tony kể lại những khoảnh khắc đau lòng trong công việc ông đã chọn.

Tuy nhiên, những cuộc gọi nhờ đỡ đẻ trong nhà, hoặc trên taxi là cấp cứu khiến ông luôn tươi cười. Tony đã đỡ đẻ được 6-7 đứa trẻ. “Nhưng chưa có đứa bé nào được đặt tên là Tony cả!”, ông pha trò rồi cười phá lên.

Cha và con gái cùng cứu ông lão 92 tuổi

Tony Coffey và con gái Shaana Coffey là cặp cha con duy nhất của Australia cùng theo đuổi công việc chuyên gia sơ cấp cứu. Một lần, cả hai cha con được gọi tới Trung tâm chăm sóc dành cho người cao tuổi, nơi có một ông lão 92 tuổi bị hóc thức ăn.

Khi họ đến, ông lão đang nằm dài trên sàn. Tất cả mọi người đều đứng nhìn ông cụ đang thở rất nặng nhọc. Cả Tony và con gái đều cố làm thông thoáng đường thở của nạn nhân nhưng một lúc sau ông lịm dần và bất tỉnh.

“Chúng tôi bắt đầu áp dụng phương pháp hồi sinh tim phổi (CPR). Trong lòng không nghĩ rằng nạn nhân có thể qua khỏi, nhưng chúng tôi vẫn duy trì CPA và làm mọi thứ có thể.

Sau 2 phút áp dụng thao tác, mẩu thức ăn chắn đường thở của ông lão bắt đầu dịch chuyển và đường thở đã thông thoáng. Chúng tôi liền đưa ông vào bệnh viện. Ông về nhà sau một ngày nhập viện và đến nay ông ấy vẫn còn sống”, chuyên gia sơ cấp cứu kể lại.

Mẩu tin cô bé Việt 4 tuổi chết vì nghẹn thức ăn và lựa chọn Việt Nam

Tony Coffey anh 3

Trẻ em Việt Nam tham gia khóa đào tạo sơ cấp cứu của Tony. 

Tony Coffey làm việc toàn thời gian tại Australia, nhưng lại tự tiết kiệm kinh phí để sang Việt Nam 2-3 tháng mỗi lần với mong muốn người Việt Nam có thể biết nhiều hơn về những kỹ năng cứu người.

Khi được hỏi động lực nào khiến ông phải tốn công như vậy và vì sao lại chọn Việt Nam, Tony chậm rãi kể lại mẩu tin về cô bé 4 tuổi người Việt chết vì nghẹn thức ăn mà ông đã tình cờ đọc được trên một tờ báo mạng cách đây 2 năm.

Ông nhớ lại: “Tôi còn nhớ khi đó mình đến Đà Nẵng chỉ để du lịch, nhưng rồi lại đọc một bài báo viết về cô bé 4 tuổi ở trung tâm chăm sóc trẻ bị chết vì mắc nghẹn. Khi sự việc xảy ra, trung tâm đó đã không biết làm gì hết, họ chỉ gọi điện thoại thông báo cho cha mẹ của cô bé, rồi cha mẹ của cô đến đưa con đi cấp cứu. Nhưng khi tới nơi đã không còn kịp nữa, cô bé đã ngừng thở”. Và Tony đã khóc khi đọc được bài viết đó.

Với mong muốn những câu chuyện tương tự sẽ không còn xảy ra, ông nghĩ có thể mình sẽ giúp những người ở đây bằng khả năng của mình và quyết định chọn Việt Nam.

Ông thiết kế chương trình dành riêng cho người Việt với những tai nạn đặc thù như xì khí gas, đuối nước, chảy máu vì tai nạn giao thông. Theo Tony Coffey, hai kỹ năng quan trọng nhất mọi người cần biết tại Việt Nam đó là xử lý đuối nước và cầm máu vì tỷ lệ chết đuối của trẻ em Việt Nam được đánh giá cao nhất khu vực.

78 trẻ mầm non cùng lúc bị ngộ độc thực phẩm

Sáng 20/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long đã lấy mẫu thức ăn làm rõ nguyên nhân 78 trẻ em ở thị trấn Tam Bình (huyện Tam Bình) bị ngộ độc.

Thảo Nghi

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm