Làng chài Portofino chỉ có dân số khoảng 500 người. Ảnh: Unsplash. |
Với những tòa nhà đầy màu sắc nhìn ra bờ biển Riviera, làng chài Portofino (Italy) nổi tiếng là địa điểm chụp ảnh của khách du lịch.
Tuy nhiên, địa phương này đã đưa ra mức phạt từ 74-300 USD cho trường hợp nán lại selfie quá lâu tại các khu vực quy định nhằm ngăn tình trạng ùn tắc, theo The Strait Times.
Các biện pháp này lần đầu tiên được áp dụng từ ngày 9/4, BBC đưa tin. Cụ thể, khách du lịch bị cấm dành quá nhiều thời gian tại một số điểm cụ thể, chẳng hạn như khu vực tập trung ở bến tàu hay nơi thường có nhiều người qua lại.
Dưới góc nhìn của chính quyền địa phương, hành động nán lại kéo dài của khách tham quan đã gây ra không ít trở ngại trong di chuyển, chưa kể đến nguy cơ như chen lấn, xô đẩy hay tai nạn.
Chính quyền địa phương quyết định duy trì đều đặn biện pháp này mỗi ngày, từ sáng sớm đến 18h. Quy định cấm dự kiến được duy trì đến ngày 15/10, khi mùa cao điểm du lịch kết thúc.
“Thống nhất mới này được ban hành với mong muốn cho phép tất cả khách du lịch đến Portofino có thể tận dụng tối đa ngôi làng, song vẫn đảm bảo an ninh chung”, Thị trưởng Portofino Matteo Viacava nói với Independent.
Portofino, nằm ở phía nam Genoa của Italy, có dân số chỉ hơn 500 người.
Ngôi làng nổi tiếng trên nhiều nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Instagram, với 1,2 triệu bài đăng gắn hashtag #Portofino và gắn thẻ địa điểm. Đặc biệt, nơi này cũng có sức hấp dẫn đáng kể với người nổi tiếng như Cher hay Mariah Carey.
Tuy nhiên, khi vào mùa cao điểm, nơi này tiếp đón hàng nghìn du khách dẫn đến tình trạng đông đúc, quá tải.
Ấn Độ được mệnh danh là "thủ phủ selfie tử thần" vì số người chết vì chụp ảnh tự sướng cao nhất thế giới. Ảnh: The Times. |
Thực tế, Portofino không phải là địa điểm duy nhất có quy định hạn chế chụp ảnh selfie.
Ở New York và California, một số vườn thú cấm du khách chụp ảnh gần những khu vực nuôi nhốt động vật hoang dã nguy hiểm, chẳng hạn như hổ và gấu.
Tương tự, tập đoàn đường sắt Delhi Metro (DMRC, Ấn Độ) cũng đưa ra thông báo cấm quay video nhảy nhót, chụp hình tự sướng cũng như bất kỳ hoạt động nào có thể làm phiền tới những hành khách khác trên tàu.
Anuj Dayal, phát ngôn viên của DMRC, cho biết cảnh báo tương tự được đưa ra khoảng 5 năm trước, nhưng không ngăn được xu hướng này. Do đó, DMRC phải nhắc lại yêu cầu của mình vì có quá nhiều video như vậy xuất hiện gần đây.
“Tàu điện ngầm về cơ bản là để đi lại thoải mái. Chúng tôi không muốn hành khách của mình gặp bất tiện bởi hành động thiếu ý thức”, ông nói với The Straits Times.
Tại Ghaziabad, thành phố ở rìa Delhi, cảnh sát buộc phải lắp đặt 45 camera quan sát sau khi một đoạn đường cao tốc trên cao dài 10,3 km trở thành nơi được các nhà sản xuất video đổ xô tới những tháng gần đây vì có view ngắm toàn cảnh thành phố.
Những pha mạo hiểm trên xe máy và ôtô, khiêu vũ bên cạnh phương tiện đậu bên lề đường, thậm chí là tổ chức sinh nhật dọc đường cao tốc,... tiếp tục nối dài danh sách hoạt động gây nguy hiểm.
Theo cảnh sát, khả năng xảy ra tai nạn giao thông tăng lên khi những người lái xe dừng xe hoặc giảm tốc độ để xem các trường hợp quay, chụp liều lĩnh.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.