Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nói gì lúc làm 'chuyện ấy'

"Tôi không thể nào nhịn nổi cười khi nghe anh ấy bật lên: “Oh, yeah”, “come on, come on”. Mặc dù lúc ấy tôi cũng đang “đê mê”..."

Nói gì lúc làm "chuyện ấy"

(Zing) - "Tôi không thể nào nhịn nổi cười khi nghe anh ấy bật lên: “Oh, yeah”, “come on, come on”. Mặc dù lúc ấy tôi cũng đang “đê mê”..."

Nói gì lúc làm `chuyện ấy`

Tác dụng của lời nói

Những câu như: “Anh yêu em” hay “em thật tuyệt vời” rất phổ biến trong thời khắc cao trào của chuyện ấy. Theo điều tra thì có đến 85% đàn ông và 70% phụ nữ trả lời rằng thích được nghe bạn tình nói trong lúc “yêu”. Các chuyên gia cũng khẳng định điều đó có khả năng kích thích sự ham muốn, làm tăng cảm giác hưng phấn cho cả hai. Hoàng Nam - một kĩ sư xây dựng nói: “Tôi không thích cuộc “ân ái” cứ im phăng phắc, lặng như tờ rồi mỗi người “hì hụi” làm phần công việc của mình. Chuyện ấy cũng là đang giao lưu. Hà cớ gì phải câm như hến.”

Ngoài ra, đó là cách để bạn tình hiểu mình đang muốn gì, tránh được tình trạng “người thì lên tới đỉnh, kẻ vẫn dưới chân đồi”. Tú Ngọc tâm sự: “Lúc đầu tôi không biết nên thường “bỏ rơi” cô ấy giữa đường. Nhưng sau đó tôi bảo người yêu đừng ngại ngùng, cứ ra hiệu bằng lời để tôi tìm cách ghìm chân con ngựa bất kham lại. Với cách đó, chúng tôi thực sự đã làm nhau hạnh phúc“.

Ngoại lệ…

Giao tiếp luôn là một nghệ thuật. Ngay cả trong trường hợp này, không phải câu nói nào cũng dễ dàng được chấp nhận. Lời âu yếm hay những từ cảm thán thông thường có thể làm tăng cảm giác trong chuyện ấy. Nhưng đôi khi, như con dao hai lưỡi, ngôn ngữ yêu đương trong “lúc ấy” cũng gây nên không ít tình huống dở khóc dở cười.

“Bình thường thì Tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, chẳng hiểu dạo gần đây, anh ấy học đâu, nhưng tôi không thể nào nhịn nổi cười khi nghe anh ấy bật lên: “Oh, yeah”, “come on, come on”. Mặc dù lúc ấy tôi cũng đang “đê mê”. Vậy là mọi hứng thú đều tụt dốc không phanh bởi tiếng cười rúc rích. Còn người yêu tôi thì nhìn tỏ vẻ hẫng hụt, trách móc” - Mai Lan kể.

Đây có lẽ là do ảnh hưởng của các bộ phim Châu Âu nhan nhản trên Internet. Chỉ có điều, kiểu chuyên nghiệp phong cách Tây đó sẽ phù hợp hơn nếu một trong hai là người nước ngoài, chứ thuần Việt thôi thì thành ra phản tác dụng.

Hay như câu chuyện của bạn Cẩm Tú: “Chắc lúc ấy người yêu tôi đang cao hứng, anh không ngừng yêu cầu tôi: “kêu đi em, kêu to nữa lên”. Trời ạ, theo tôi thì cái đó phải xuất phát một cách tự nhiên chứ! Nhưng vì chiều theo anh, tôi cũng cố gắng “gào” lên. Chỉ hiềm nỗi, bao nhiêu ham muốn cũng như gió thoảng thoảng qua, trôi tuột đâu mất vì tôi cảm thấy như mình giống một… kẻ khóc thuê vậy.”

Quả thật, yêu cầu trong lúc ấy dễ trở nên khiếm nhã nếu chưa thực sự hiểu bạn tình. Giải pháp tốt nhất cho những cặp mới bắt đầu khám phá nhau là hãy thẳng thắn, cùng hội ý một chút sau mỗi lần “ân ái”.

Câu chuyện của anh Tuấn Dũng lại đi theo hướng khác: “Tôi và cô ấy cũng mới yêu nhau. Lần ấy, đang trong giai đoạn “sắp” tuyệt vời nhất, bỗng nhiên tôi nghe thấy cô ấy thảng thốt kêu lên: “Anh làm cái gì vậy?” Tôi vội vàng đứng khựng lại bởi nghĩ mình đã làm sai điều gì, hoặc làm người yêu mình đau. Nhưng không phải. Thì ra nàng quá hưng phấn nên mới thế. Lúc đó, cả hai đều hơi ngượng rồi đành phải làm lại từ đầu, có điều không còn “nhiệt” như lần trước.”

Nhiều lúc, những câu nói cảm xúc mãnh liệt quá cũng làm đối phương sợ.

Linh Nhi

Bạn có thể quan tâm