Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nỗi khổ của sinh viên chuyển giới tại Singapore

Dù trường đại học đã có phương án hỗ trợ, sinh viên chuyển giới tại Singapore vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, theo CNA.

Kieran Elodie Ng, sinh viên khoa Toán, Đại học Công nghệ Nanyang (NTU, Singapore), cho biết trước đây, cô không có ý định công khai mình là người chuyển giới trước khi tốt nghiệp đại học và độc lập tài chính.

Tuy nhiên, 2 tháng sau nhập học, Ng nhận ra cô không thể tiếp tục che giấu danh tính trong 4 năm tới.

“Tôi không thể tiếp tục cuộc sống của nam giới - ở ký túc xá nam, mặc quần áo nam, mọi người nghĩ mình là nam và phải tiếp tục sử dụng tên cũ khi chưa chuyển giới. Tôi xuất hiện những cơn hoảng loạn và không muốn rời khỏi phòng ký túc xá", Ng nói.

Cuối cùng, tháng 10/2020, Ng quyết định công khai với gia đình và bạn bè. Nữ sinh cho biết điều đó rất đáng sợ, nhưng nhiều bạn bè khá tích cực và ủng hộ cô, chị gái cô cũng chấp nhận điều này khá nhanh. Tuy nhiên, bố mẹ cô lại buồn và không muốn nhận con.

Trải qua giai đoạn khó khăn đó, Ng nhận ra cô còn phải vượt qua nhiều rào cản khác trong khuôn viên trường đại học, bao gồm cả nỗ lực chuyển phòng.

sinh vien chuyen gioi anh 1

Giữ kín việc bản thân là người chuyển giới, Kieran Elodie Ng phải sống cùng phòng ký túc xá với sinh viên nam, mặc đồ nam và dùng tên cũ. Ảnh: CNA.

Gặp khó khăn về chỗ ở

Theo CNA, giống các sinh viên khác, nơi ở là vấn đề quan trọng đối với sinh viên chuyển giới. Nhiều người chọn ở ký túc xá để thuận tiện tham gia vào các hoạt động tại trường, các bữa ăn tối tại nhà ăn tập thể...

"Tôi không muốn bỏ lỡ những trải nghiệm này. Thời gian học trên lớp, tôi đã chán nản và lo lắng về giới tính của mình. Vì vậy, tôi muốn tận dụng cuộc sống tại ký túc xá", Ng nói.

Bên cạnh đó, với những sinh viên chuyển giới không được gia đình ủng hộ, ký túc xá sẽ là không gian chuyển tiếp, giúp họ thể hiện bản dạng giới.

Theo một nhân viên y tế từng làm việc tại Viện Sức khỏe Tâm thần Singapore, khi sinh viên chuyển giới có không gian sinh hoạt an toàn, họ sẽ ổn định hơn về mặt tinh thần.

Gần đây, các trường đại học tại Singapore đã quan tâm hơn đến vấn đề nhà ở cho sinh viên chuyển giới. Họ cam kết đảm bảo phúc lợi cho sinh viên, bao gồm cả những người được xác định là người chuyển giới.

NTU và ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cho biết họ cam kết xây dựng trường học tôn trọng và hòa nhập. Ban quản lý ký túc xá của NTU đã giải quyết một số yêu cầu chuyển phòng của sinh viên chuyển giới. Các yêu cầu đó được xử lý tương tự với tất cả sinh viên.

Nhưng việc chuyển đổi giới tính rất khó khăn. Ng và một số sinh viên khác cho rằng trường đại học có thể làm nhiều hơn hiện tại, giúp sinh viên cảm thấy an toàn hơn như cung cấp phòng riêng, nhà vệ sinh, cho phép sử dụng tên mới và các danh xưng mong muốn.

Những hỗ trợ trên sẽ giúp họ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống đại học giống những sinh viên khác.

Lune Loh là người chuyển giới. Cô là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Văn học Anh và Triết học tại Tembusu College, NUS. Trước khi nhập học, Loh lo ngại việc bị kỳ thị. Một giáo sư đã viết thư chào đón cô, nói rằng có một nhà vệ sinh dưới tầng hầm mới được tân trang lại, cô và những sinh viên chuyển giới khác có thể sử dụng.

Dù vậy, nhà vệ sinh này lại được dùng chung cho mọi người, rất mất vệ sinh. Việc đi xuống tầng hầm để sử dụng, đơn giản chỉ để rửa tay cũng rất bất tiện.

“Mỗi ngày, tôi phải lên xuống cầu thang bộ và thang máy rất nhiều. Tôi cũng xin đổi phòng sang khu riêng biệt cho nữ, nhưng bất thành. Dù không cùng phòng, tôi vẫn phải sống chung khu vực ký túc xá nam", Loh nói.

Tương tự, Ng cũng gặp khó khăn trong quá trình yêu cầu chuyển sang phòng mới.

Khi học kỳ đầu tiên kết thúc, bạn cùng phòng của Ng đã chuyển đi. Ng nghĩ bạn nam này đã bối rối và khó chịu khi biết cô là người chuyển giới. Vì vấn đề này, Ng gặp chứng phiền muộn giới tính (sự khó chịu hoặc đau khổ gây ra bởi sự không nhất quán giữa bản dạng giới và giới tính được xác nhận khi sinh và/hoặc thể hiện giới mà xã hội áp đặt lên họ).

Tháng 7, sau 5 tháng cố gắng liên hệ với văn phòng trường, Ng mới được hỗ trợ chuyển đến một phòng đơn có nhà vệ sinh riêng. Căn phòng mới đắt hơn, nhưng nó cải thiện sức khỏe tâm thần của Ng.

sinh vien chuyen gioi anh 2

Người chuyển giới đối mặt với kỳ thị quấy rối, đồng thời lo ngại bị quấy rối. Ảnh: Drew Angerer.

Lo ngại bị xâm hại

Theo CNA, các sinh viên chuyển giới nhận thức được rằng nhiều người lo sợ về sự an toàn khi sống chung với họ. Tuy nhiên, họ cũng muốn nhấn mạnh một thông điệp khác: “Những kẻ săn mồi tình dục” mới là mối đe dọa chứ không phải người chuyển giới.

Ng cho biết nhiều người mặc định những người chuyển giới là những người giả làm phụ nữ để dễ dàng "săn mồi". Nữ sinh khẳng định đây không phải là mục đích của người chuyển giới, thậm chí người chuyển giới cũng lo ngại bị quấy rối.

Elliot, sinh viên chuyển giới học tại NTU, cho biết những người chuyển giới chỉ muốn đi vệ sinh phù hợp với giới tính của họ. Hầu hết, các sinh viên chuyển giới cảm thấy việc sử dụng chung nhà vệ sinh khiến họ lo lắng hơn.

“Nếu vào nhà vệ sinh nam, tôi lo bị quấy rối. Đi toilet nữ cũng tương tự. Tôi sợ ai đó sẽ tiếp cận tôi và hỏi tôi có thuộc về nơi này không”, Ng chia sẻ thêm.

Với lý do này, hầu hết người chuyển giới lựa chọn sử dụng nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật. Khi không có nhà vệ sinh mà họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng, một số người sẽ nhịn tiểu cho đến khi họ về nhà, hoặc ít uống nước lại, Elliot cho biết. Sinh viên này hy vọng nhà trường sẽ có nhiều nhà vệ sinh trung lập về giới tính trong khuôn viên trường hơn.

Sử dụng tên và danh xưng mong muốn

Nhiều sinh viên chuyển giới mong muốn được sử dụng tên và danh xưng đúng bản dạng giới của họ. Đồng thời, nhà trường có thể cung cấp thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sinh viên chuyển giới.

"Thay đổi đơn giản nhất là thêm một ghi chú trên biểu mẫu của trường như 'bạn muốn sử dụng tên gì?' hay 'bạn muốn sử dụng danh xưng nào'", Elliot nói.

Mặc dù hầu hết giảng viên đều chấp nhận việc sử dụng tên và danh xưng mà sinh viên chuyển giới thông báo, vẫn có trường hợp cá biệt, một số giảng viên hoặc trợ giảng không làm như vậy. Nhiều sinh viên buộc phải sử dụng tên cũ dù đã thay đổi tên hợp pháp.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Học sinh LGBT+ nhưng chỉ được giáo dục giới tính về nam và nữ

Nhiều học sinh vẫn mô tả lớp học về giới ngượng nghịu trong khi các em thuộc cộng đồng LGBT+ không tìm được thông tin về bản dạng giới, xu hướng tính dục bản thân trong lớp học.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm