Câu 1. Giếng ngọc - nơi Trọng Thủy tự tử - hiện nay ở quận/huyện nào của Hà Nội?
Giếng ngọc - nơi Mỵ Châu thường tắm gội và Trọng Thủy tự tử - hiện nay ở huyện Đông Anh, Hà Nội. |
Câu 2: Trọng Thủy tên thật là gì?
Trọng Thủy tên thật là Triệu Trọng Thủy, con trai vua nước Nam Việt, tức Triệu Đà. Hiện nay, miếu thờ Triệu Đà ở làng Đường Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. |
Câu 3. Giếng Mỵ Châu - Trọng Thủy nằm trong khuôn viên của tòa thành nổi tiếng nào?
Sau khi Mỵ Châu bị vua An Dương Vương chém đầu, Trọng Thuỷ thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi vợ tắm gội trang điểm thương nhớ không nguôi, cuối cùng nhảy xuống giếng chết. Hiện nay, giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội). |
Câu 4. Nơi Mỵ Châu bị vua cha chém hiện nay thuộc tỉnh nào?
Tương truyền, sau khi mắc mưu cha con Triệu Đà, An Dương Vương cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu chạy về phía Nam, đến đèo Mộ Dạ (thuộc đất Diễn Châu, Nghệ An bây giờ). Thần Kim Quy hiện lên và chỉ: “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đó”. Nghĩ con mình phản bội, vua cha rút gươm, chém đầu Mỵ Châu. |
Câu 5. Thành Cổ Loa là được xây dựng theo hình gì?
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên gọi là Loa thành. Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước. Ngày nay, Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km. Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10 m đến 30 m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. |
Câu 6. Quốc gia Âu Lạc trải qua tổng cộng mấy đời vua trị vì?
Mặc dù là quốc gia khá hùng mạnh, tồn tại trên 30 năm, tuy nhiên Âu Lạc lại chỉ trải qua duy nhất một đời vua trị vì, đó chính là Thục Phán An Dương Vương. |
Câu 7. Ai được An Dương Vương giao việc chỉ huy xây thành Cổ Loa?
Cao Lỗ là danh tướng nổi tiếng tài năng của An Dương Vương. Ông có công chế tác nỏ thần, đồng thời cũng là người được An Dương Vương giao phó để chỉ huy xây dựng thành Cổ Loa. |
Câu 8. Về sau, vị vua nổi tiếng nào tiếp bước An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa?
Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa. Thành Cổ Loa tiếp tục được tu sửa lại. |
Câu 9. Khu di tích Cổ Loa được xếp hạng khu di tích lịch sử đặc biệt vào năm nào?
Ngày 6/1/2013, khu di tích Cổ Loa đã được nhà nước công nhận là một trong 21 khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của nước ta. |