Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi phụ nữ độc thân bị coi là gánh nặng

Ở Ấn Độ, các cô gái được nuôi dạy để trở thành người vợ, người mẹ tốt vì quan niệm hôn nhân là mục tiêu quan trọng nhất của phụ nữ. Tuy nhiên, không ít cá nhân chọn con đường khác.

Ngày càng nhiều phụ nữ Ấn Độ lựa chọn cuộc sống độc thân không phải do hoàn cảnh. Ảnh: Ananya Birla.

Trong căn phòng ở quán rượu phía nam Delhi, hơn 20 người phụ nữ đang cười nói vui vẻ. Họ đều là thành viên của Status Single - cộng đồng dành cho phụ nữ độc thân thành thị ở Ấn Độ.

Sreemoyee Piu Kundu, tác giả sách và người sáng lập cộng đồng, nói trong cuộc họp mặt: “Chúng ta nên ngừng mô tả mình là góa phụ, đã ly hôn hoặc chưa lập gia đình. Hãy tự hào nói mình là người độc thân”.

Tiếng vỗ tay và cổ vũ vang lên không ngớt.

Ở đất nước thường được mô tả là “bị ám ảnh bởi hôn nhân” như Ấn Độ, vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị xung quanh tình trạng độc thân, theo BBC.

Bị gạt ra bên lề

Tại vùng nông thôn Ấn Độ, phụ nữ độc thân thường bị gia đình coi là gánh nặng. Những người chưa kết hôn ít có quyền tự quyết. Hàng nghìn góa phụ bị đày đến các thị trấn linh thiêng như Vrindavan và Varanasi.

Kundu và những người phụ nữ trong cộng đồng của cô thì khác. Hầu hết xuất thân từ tầng lớp trung lưu, bao gồm giáo viên, bác sĩ, luật sư, chuyên gia, doanh nhân, nhà hoạt động, nhà văn và nhà báo. Một số đã ly thân, ly dị, góa bụa hay chưa bao giờ kết hôn.

Những phụ nữ độc thân giàu có ở thành thị đang ngày càng được công nhận là nhóm tiêu dùng tiềm năng. Họ được các ngân hàng, nhà sản xuất trang sức, công ty hàng tiêu dùng và đại lý du lịch săn đón.

Hình ảnh phụ nữ độc thân cũng hiện diện trong văn hóa đại chúng. Các bộ phim Bollywood như Queen, Piku và chương trình phát sóng trên mạng như Four More Shots Please với nhân vật chính là nữ giới độc thân đều thành công về mặt thương mại.

Phu nu doc than anh 1

Sreemoyee Piu Kundu là người sáng lập cộng đồng dành cho phụ nữ độc thân ở thành thị Ấn Độ. Ảnh: Sreemoyee Piu Kundu.

Vào tháng 10, Tòa án Tối cao Ấn Độ đưa ra phán quyết rằng tất cả phụ nữ, kể cả người chưa kết hôn, đều có quyền tự do phá thai. Đây được ca ngợi là sự công nhận quyền của phụ nữ độc thân bởi tòa án cấp cao nhất.

Nhưng bất chấp những thay đổi đáng hoan nghênh này, thái độ của xã hội Ấn Độ vẫn cứng nhắc. Theo Kundu mô tả, việc độc thân không hề dễ dàng ngay cả với những người giàu có vì họ cũng luôn bị phán xét.

“Tôi từng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và sỉ nhục khi là phụ nữ độc thân. Khi tôi tìm thuê một căn hộ ở Mumbai, các thành viên của một tổ chức nhà ở đã hỏi tôi những câu như: ‘Cô có uống rượu không?’, ‘Cô có hoạt động tình dục không?’”.

Kundu cũng từng gặp các bác sĩ phụ khoa giống như “những người hàng xóm tọc mạch”. Vài năm trước, khi mẹ cô thay mặt con gái đăng quảng cáo trên một trang web mai mối, cô gặp một người đàn ông mà trong vòng 15 phút đầu tiên đã hỏi rằng “Cô còn trinh tiết không?”.

“Rõ ràng đó là câu hỏi mà phụ nữ độc thân thường bị chất vấn”, Kundu nói thêm.

Theo điều tra dân số năm 2011, Ấn Độ là nơi sinh sống của 71,4 triệu phụ nữ độc thân - con số lớn hơn toàn bộ dân số của Anh hoặc Pháp.

Đây là mức tăng 39%, từ 51,2 triệu vào năm 2001. Cuộc điều tra dân số năm 2021 bị trì hoãn do đại dịch Covid-19, nhưng Kundu nói rằng đến hiện tại, số phụ nữ độc thân đã vượt qua 100 triệu.

Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần do độ tuổi kết hôn đã tăng lên ở Ấn Độ, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân ở cuối độ tuổi vị thành niên hoặc đầu độ tuổi 20. Những con số này cũng bao gồm số lượng lớn góa phụ, được cho là do phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới.

Thay đổi tích cực

Tuy nhiên, Kundu nói cô đang chứng kiến ngày càng nhiều phụ nữ độc thân do lựa chọn chứ không phải vì hoàn cảnh. Điều quan trọng là phải thừa nhận bộ mặt thay đổi của tình trạng độc thân này.

“Tôi gặp rất nhiều phụ nữ nói rằng họ độc thân là do lựa chọn. Họ bác bỏ khái niệm hôn nhân vì đó là thể chế gia trưởng bất công với phụ nữ và từng áp bức họ”.

Việc Kundu đấu tranh cho phụ nữ độc thân bắt nguồn từ sự phân biệt đối xử mà mẹ cô, người góa chồng ở tuổi 29, phải đối mặt.

“Lớn lên, tôi từng chứng kiến cách một người phụ nữ, không có đàn ông đi cùng, bị gạt ra ngoài lề trong môi trường gia trưởng, coi thường phụ nữ. Mẹ tôi không được chào đón trong lễ tắm trẻ sơ sinh. Tại đám cưới của một người họ hàng, bà được yêu cầu tránh xa cô dâu vì góa phụ được coi là không tốt lành”.

Ở tuổi 44, khi mẹ Kundu yêu và tái hôn, bà lại hứng chịu sự phẫn nộ của xã hội.

Sự sỉ nhục mẹ phải chịu đựng đã có tác động sâu sắc đến cô.

“Tôi lớn lên và khao khát được kết hôn. Tôi tin vào câu chuyện cổ tích rằng hôn nhân sẽ mang lại hạnh phúc và lấy đi mọi bóng đen bủa vây tôi”.

Phu nu doc than anh 2

Cộng đồng của Kundu tập hợp những người phụ nữ trung lưu ở thành thị Ấn Độ chọn cuộc sống độc thân. Ảnh: Sreemoyee Piu Kundu.

Nhưng sau 2 mối tình đổ vỡ, bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần và kết hôn chóng vánh khi mới 26 tuổi, Kundu nhận ra rằng hôn nhân truyền thống, nơi một người phụ nữ phải phục tùng một người đàn ông, không dành cho cô.

Kundu nói mối quan hệ lý tưởng của cô không bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo hay cộng đồng mà dựa trên sự tôn trọng, khả năng tiếp cận và thừa nhận.

Đó là yêu cầu hợp lý và là ý kiến mà nhiều phụ nữ độc thân đồng ý.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là xã hội chủ yếu theo chế độ gia trưởng, nơi có hơn 90% cuộc hôn nhân được sắp đặt bởi gia đình. Phụ nữ có rất ít quyền quyết định về việc họ kết hôn với ai hay có muốn lập gia đình hay không.

Chưa từng kết hôn, Bhawana Dahiya (44 tuổi), huấn luyện viên cuộc sống đến từ Gurugram (Gurgaon) gần Delhi, chỉ ra rằng mọi thứ đang thay đổi. Số lượng phụ nữ độc thân ngày càng tăng là lý do để ăn mừng.

“Chúng tôi có thể là một giọt nước trong đại dương, nhưng ít nhất bây giờ cũng có một giọt nước. Càng có nhiều ví dụ về phụ nữ độc thân càng tốt. Theo truyền thống, tất cả cuộc trò chuyện đều xoay quanh sự nghiệp của chồng, trường học của con cái, ít nghĩ đến lựa chọn của phụ nữ, nhưng những cuộc trò chuyện đó đang thay đổi”.

“Chúng tôi đang tạo ra sự khác biệt”, cô nói.

Có một ‘đại dịch đen’ trong đại dịch

Đó là cách gọi tình trạng bạo lực giới trong đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ thì có hơn một người từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Noi hanh phuc nhat Doha hinh anh

Nơi hạnh phúc nhất Doha

0

QDC là cửa hàng duy nhất được chính phủ Qatar cấp phép bán rượu, bia trong thời gian diễn ra World Cup. Lúc này, nơi đây được mệnh danh là địa điểm hạnh phúc nhất tại Doha.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm