Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, sự đam mê của NSƯT Thành Lộc dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch nói, điện ảnh luôn thuần khiết và chân thành. Giữa cái ồn ào của nghệ thuật hiện đại, nam nghệ sĩ khiến nhịp đập của dân tộc trở nên rõ ràng và sống động hơn qua những tác phẩm như vở nhạc kịch Tiên Nga, Tấm Cám... Hơn cả một người tạo nghệ thuật, Thành Lộc còn dành sự quan tâm mạnh mẽ cho các sản phẩm nghệ thuật đang vươn mình.
Nâng niu trên tay một chiếc ốp điện thoại được sơn mài cẩn thận, Thành Lộc chia sẻ: “Hiếm ở đâu mà người nghệ nhận lại cầu toàn và khó tính như ở đất nước mình, ví dụ như nghệ nhân sơn mài. Nhìn chiếc ốp điện thoại này, từng miếng trai, lá vàng, thiếc bạc đều là tinh túy của dân tộc và của cả người nghệ nhân”.
Thành Lộc chia sẻ, hiếm ở đâu người nghệ nhân lại cầu toàn và khó tính như ở đất nước mình, nhất là nghệ sĩ sơn mài. |
Để một tác phẩm ra đời, người nghệ nhân phải trải qua bước làm vóc cầu kỳ rồi mới vẽ được. Mỗi lớp vẽ là một sự kỳ công kết hợp giữa các chất liệu, sau đó đem mài, rồi vào phủ toát, cuối cùng là xoa bóng. Tất cả đều chỉ là yêu cầu tối thiểu. Điều khiến Thành Lộc bất ngờ hơn là thay vì chỉ cần để khô là hoàn thiện như các bức tranh khác, sơn mài phải để ẩm mới có thể khô được.
“Thử nghĩ xem, mùa hè oi bức, mình ngồi điều hòa vẫn nóng, mà nghệ nhân ngồi như vậy không biết bao nhiêu tiếng một ngày trong điều kiện không quạt, không điều hòa, thì sự hy sinh vì nghề lớn lao thế nào?”, NSƯT trải lòng.
Không thể phủ nhận sự hy sinh lớn của các nghệ nhân để cho ra đời những tác phẩm sơn mài đặc sắc. |
Khi nhận được chiếc ốp lưng sơn mài đầu tiên của La Sonmai, Thành Lộc không giấu nổi ngạc nhiên và thích thú: “Nếu đem mẫu ốp ra nắng thì lá vàng, bạc và vỏ trai sẽ ánh lên, rực rỡ lung linh, màu đen của sơn ta sâu thẳm sang trọng huyền ảo”.
Khi bản sắc của mỗi cá nhân ngày càng được tìm kiếm và trân trọng nhiều hơn, thì mỗi bức tiểu sơn mài tại La Sonmai lại càng được nhiều người trân quý, bởi tuy cùng một mẫu, nhưng không chiếc ốp lưng nào tại phòng trưng bày của La Sonmai giống chiếc nào. Tất cả đều làm thủ công, không phải sản xuất đại trà công nghiệp, vậy nên từng đường nét đều có sự khác biệt.
Những chiếc ốp lưng sơn mài đầu tiên của La Sonmai khiến NSƯT Thành Lộc thích thú. |
Đến nay, nghệ sĩ Thành Lộc là một fan thân quen của sản phẩm độc đáo này khi sở hữu BST hơn 5 mẫu, mỗi chiếc một vẻ nhờ được chế tác riêng, Mỗi chiếc là bức tranh tỉ mỉ khắc lại tâm hồn và bản ngã của cả chủ nhân và nghệ nhân trong đó.
“Của một đồng, công một nén” là câu tục ngữ thể hiện đúng nhất quá trình sản xuất những tác phẩm sơn mài. Một bức sơn mài thông thường đã mất công, làm một bức đặt riêng theo ý khách lại càng kỳ công hơn. Vậy nên, nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ mình luôn trân quý chiếc ốp lưng không chỉ bởi giá trị vật chất mà là còn về mặt tinh thần. Mỗi lần anh nhìn vào những chiếc ốp lưng sơn mài của mình là một lần nhận ra được điều gì đó mới mẻ.
Mỗi lần nhìn vào những chiếc ốp lưng sơn mài của mình là một lần người nghệ sĩ nhận ra những mới mẻ. |
Có lẽ, một nghệ sĩ luôn tâm niệm lưu giữ và truyền tụng nghệ thuật truyền thống như NSƯT Thành Lộc càng hiểu và thấu cảm hơn cho những người trẻ ở La Sonmai. Họ là đại diện cho thế hệ người trẻ có tâm huyết, muốn kế thừa và phát triển quốc hồn quốc túy.
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hiến riêng. Dân tộc Việt Nam giàu lịch sử thơ ca, nghệ thuật truyền thống như vậy, thì nghệ sĩ như Thành Lộc hay người trẻ ở La Sonmai đều như ngọn diều trước gió, ngọn lửa rừng thiêng vượt khó để khởi sắc vươn lên với bạn bè 5 châu.
La Sonmai là một trong những đơn vị tiên phong phát triển mỹ thuật sơn mài truyền thống trên ốp điện thoại. Độc giả tham khảo thêm thông tin chi tiết về La Sonmai tại website lasonmai.vn.
Bình luận