Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ giám đốc tiêu hủy sổ sách sau khi nghe tin ông trùm bị bắt

Khi biết đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng bị lộ, Trần Thị Thanh Vân, Giám đốc công ty Vân Trúc, đã chỉ đạo tiêu hủy tài liệu liên quan đến hoạt động phi pháp.

Ngày 4/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét hỏi Trần Thị Thanh Vân để làm rõ vai trò của bị cáo này về việc điều hành tiêu thụ 35 triệu lít xăng trong vụ án buôn lậu gần 200 triệu lít xăng do Đào Ngọc Viễn, Phan Hữu Tứ cầm đầu.

Thủ đoạn hợp thức nguồn xăng lậu

Theo cáo trạng, năm 2006, Trần Thị Thanh Vân cùng chồng là Lê Thanh Tú (thành viên góp vốn) thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Trúc (gọi tắt là Công ty Vân Trúc) với ngành nghề chính là kinh doanh xăng dầu, có trụ sở tại địa chỉ số 71/1G, KP Đồng An 2, phường Bình Hòa, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Vân giữ chức vụ giám đốc và Tú giữ chức vụ phó giám đốc.

Quá trình kinh doanh Vân, Tú thành lập thêm 7 chi nhánh kinh doanh xăng dầu đặt tại TP Dĩ An, TP Thuận An và thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương, quận Bình Tân và TP Thủ Đức, TP.HCM.

buon lau xang anh 1

Bị cáo Trần Thị Thanh Vân.

Cuối năm 2019, Phan Thanh Hữu đến Công ty Vân Trúc đặt vấn đề bán xăng nhập lậu từ Singapore cho vợ chồng Vân, Tú với mức giá thấp hơn so với giá bán lẻ trên thị trường là 3.000 đồng/lít.

Vân, Tú được Hữu hứa hẹn đảm bảo an toàn bằng việc Công ty cổ phần Nhiên liệu Tây Nam Bộ SFT sẽ ký hợp đồng và xuất hóa đơn mua bán xăng cho Công ty Vân Trúc để đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra. Vân, Tú đã đồng ý mua xăng nhập lậu của Hữu. Khi có nguồn xăng nhập lậu đưa về tại khu vực Long An, Vĩnh Long, thì Hữu thông báo cho Vân biết.

Sau đó, Vân báo cho Tú để điều động các Tàu Vân Trúc, Vân Trúc 01, Vân Trúc 03, Vân Trúc 05 và bố trí nhân viên đi nhận xăng nhập lậu. Các tàu Vân Trúc cập mạn Tàu Huỳnh Ngân, Tàu Sơn Tiền neo đậu trên Sông Vàm cỏ Đông (gần Kho Nam Phong) thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An hoặc cập mạn các tàu Nhật Minh neo đậu trên Sông Hậu thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long để bơm xăng rồi vận chuyển về Kho Vân Trúc (thuộc phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Nhân viên của Công ty Vân Trúc sẽ kiểm tra nếu màu xăng nhập lậu, nếu xăng nhạt hơn màu xăng Ron 95 đang bán ở thị trường, thì tiến hành pha chất bột màu vàng vào xăng cho giống với màu xăng Ron 95 để tiêu thụ ngoài thị trường, số xăng nhập lậu này sau đó được bơm vào Kho Vân Trúc cùng với nguồn xăng hợp pháp mà Công ty Vân Trúc mua của các đối tác từ Kho Nhà Bè và Kho Nam Sông Hậu rồi bán cho các khách hàng và bán lẻ các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty Vân Trúc.

Để hợp thức hóa nguồn xăng nhập lậu vận chuyển từ Long An, Vĩnh Long về Kho Vân Trúc ở Bình Dương, Vân và Tú đã sử dụng hợp đồng vận chuyển và hóa đơn do Công ty cổ phần nhiên liệu Tây Nam Bộ SFT của Lê Thanh Trung hoặc Công ty Phan Lê Hoàng Anh của Phan Thanh Hữu phát hành để xuất trình khi bị cơ quan chức năng kiểm tra.

Bị cáo xin lại 2 tỷ đồng

Theo kết quả điều tra, từ ngày 2/3/2020 đến ngày 7/2/2021, Trần Thị Thanh Vân và Lê Thanh Tú đã sử dụng các tàu Vân Trúc đến Long An và Vĩnh Long mua 48 chuyến xăng Ron 95 nhập lậu của Phan Thanh Hữu, có tổng số lượng là 35.671.506 lít, tổng trị giá hàng phạm pháp là hơn 467 tỷ đồng vận chuyển về Kho Vân Trúc ở Bình Dương cùng với nguồn xăng hợp pháp mà Công ty Vân Trúc mua của các đối tác từ Kho Nhà Bè và Kho Nam Sông Hậu, sau đó bán lại cho các khách hàng và bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty Vân Trúc.

Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền bị can Trần Thị Thanh Vân và Lê Thanh Tú thu lợi từ hành vi mua bán xăng nhập lậu là 28,5 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí bao gồm: Chi phí hao hụt, chi phí vận chuyển, chi phí bồi dưỡng nhân viên và một số khoản chi phí khác hết hơn 10,5 tỷ đồng, Trần Thị Thanh Vân và Lê Thanh Tú thu lợi bất chính tổng số tiền là hơn 17,9 tỷ đồng.

buon lau xang anh 2

Chiếc trong đội tàu Vân Trúc chở xăng lậu bị công an bắt giữ.

Sau khi Phan Thanh Hữu và các đồng phạm bị cơ quan điều tra bắt giữ, Trần Thị Thanh Vân chỉ đạo Nguyễn Thị Ngọc Diễm (thủ quỹ của Công ty Vân Trúc) tiêu hủy toàn bộ các phiếu chi, sổ sách, chứng từ liên quan đến việc mua, bán xăng nhập lậu với Phan Thanh Hữu .

Trả lời HĐXX về hành vi hủy tài liệu, bị cáo Vân cho biết: “Khi biết tin Hữu bị bắt, bị cáo hoảng loạn nên chỉ đạo hủy các tài liệu liên quan nhằm che giấu hành vi phạm tội”.

Quá trình điều tra, các bị can Vân và Tú đã tự nguyện giao nộp số tiền thu lợi bất chính 20 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Tại tòa, bị cáo Vân xin được nhận lại số tiền hơn 2 tỷ đồng trong 20 tỷ đồng đã nộp khắc phục trước đó. Bị cáo Vân cũng thừa nhận phần lớn giao dịch mua xăng, Vân trả bằng tiền mặt cho Hữu để che giấu nguồn tiền. Bị cáo Vân cũng chứng minh trong số các tàu chở xăng bị cơ quan chức năng thu giữ có một chiếc chưa đăng ký hoạt động, do đó bị cáo xin được trả lại chiếc tàu này.


2 cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự

1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.

Lợi dụng chuyến bay giải cứu để lừa đảo, giám đốc đối mặt tội danh nào

Theo luật sư, Trần Thị Hoàng Anh đã có hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của người khác, có thể bị xử phạt 12-20 năm tù hoặc tù chung thân theo Điều 174 BLHS 2015.

https://tienphong.vn/nghe-tin-ong-trum-duong-day-buon-lau-200-lit-xang-bi-bat-nu-giam-doc-lap-tuc-tieu-huy-so-sach-post1483762.tpo

Mạnh Thắng - Tân Châu/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm