‘Nữ hoàng băng giá’ có thuộc nhóm phim hoạt hình Disney đắt đỏ nhất?
Chủ nhật, 24/11/2019 00:00 (GMT+7)
00:00 24/11/2019
Tuy đang nắm kỷ lục phim hoạt hình ăn khách nhất, nhưng “Frozen” thực tế có kinh phí sản xuất thuộc hàng “khiêm tốn” so với nhiều tác phẩm cùng thể loại đến từ “nhà chuột”.
Nhóm 150 triệu USD: 150 triệu USD là con số mà Disney từng đầu tư cho Chicken Little (2005), Ratatouille (2007), Bolt (2008), Moana (2016), Zootopia (2016) hay chính Frozen (2013). Nếu như Chicken Little hay Bolt từng chỉ đem về hơn 300 triệu USD, thì câu chuyện về nữ hoàng băng giá Elsa đã làm nên điều kỳ diệu tại phòng vé. Thành tích 1,27 tỷ USD toàn cầu biến đây trở thành tác phẩm hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, Zootopia cũng là một phim hoạt hình khác thu trên 1 tỷ USD của Disney.
Nhóm 165 triệu USD: Với phần đồ họa rực rỡ và phức tạp hơn đôi chút, Wreck-It-Ralph (2012) và Big Hero 6 (2014) từng tiêu tốn của Disney 165 triệu USD. Trong đó, tác phẩm siêu anh hùng Big Hero 6 sau đó còn giành giải Phim hoạt hình xuất sắc tại Oscar 2015. Song, bất chấp doanh thu gần 660 triệu USD, bộ phim đến nay chưa có phần 2.
Nhóm 175-185 triệu USD: Đây là kinh phí sản xuất của nhiều bộ phim Pixar như WALL-E (2008), Up (2009), Brave (2012), Inside Out (2015), The Good Dinosaur (2015), Cars (2017), Coco (2017), cũng như Ralph Breaks the Internet (2018) của Walt Disney. Hầu hết nhóm tác phẩm đều thành công, ngoại trừ câu chuyện về chú khủng long nhút nhát Arlo. The Good Dinosaur thu 332,2 triệu USD, và đó là con số gây thất vọng đối với “nhà chuột”.
Nhóm 200 triệu USD: 200 triệu USD là mức ưa thích mà Pixar và Disney hay rót cho các phim phần tiếp theo của họ. Lần lượt Toy Story 3 (2010), Cars 2 (2011), Monster University (2013), Finding Dory (2016), Incredibles 2 (2018) và Toy Story 4 (2019) đều tiêu tốn khoản tiền đó. Trong nhóm này, có bốn tác phẩm đã vượt qua cột mốc doanh thu 1 tỷ USD toàn cầu và chiếm trọn cảm tình của khán giả.
250 triệu USD: Đó là con số khổng lồ mà Disney dành cho phiên bản mới của The Lion King.Vua sư tử năm nay sắc nét tới từng khung hình và hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà "nhà chuột" bỏ ra. Song, bộ phim của đạo diễn Jon Favreau thực tế không được lòng báo chí, và âm nhạc trong phim cũng bị không ít người cho là kém hơn bản 1994. Tuy nhiên, sau tất cả, phim vẫn mang về cho Disney hơn 1,6 tỷ USD tại phòng vé.
260 triệu USD: Đến nay, Tangled (2012) vẫn là dự án hoạt hình tốn kém nhất lịch sử Disney. Phim có ít nhất hai lần bị trì hoãn trong đầu thế kỷ XXI từ lúc còn mang tên Rapunzel Unbraided. Hình ảnh trong phim đòi hỏi quá trình hậu kỳ phức tạp và cần số lượng nhân viên đông đảo nhằm kịp tiến độ. Từ chỗ lẽ ra chỉ tiếu tốn khoảng 150 triệu USD, Tangled đến nay lập kỷ lục về kinh phí sản xuất đối với Disney. Sau khi ra rạp, phim thu gần 600 triệu USD. Bất chấp sự hưởng ứng của khán giả và báo chí, nhà sản xuất không muốn làm tiếp Tangled 2 bởi họ cho rằng câu chuyện đã kết thúc sau khi Rapuzel cắt phăng mái tóc kỳ diệu của cô.
Từ 11/11 đến 1/12, khi hoàn thành Thử thách Frozen 2trên ứng dụng Grab bằng cách sử dụng 3 trong các dịch vụ bất kỳ của Grab (giá trị mỗi giao dịch tối thiểu 50.000 đồng), bao gồm: GrabBike hoặc GrabCar/GrabExpress/GrabFood với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; và thanh toán bằng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab tại các cửa hàng/quán ăn là đối tác của Grab, người dùng sẽ nhận ngay một vé xem phim miễn phí và cơ hội trúng chuyến đi Iceland dành cho 4 người (2 người lớn và 2 trẻ em).
Đồng thời, người dùng Grab còn có cơ hội đổi điểm GrabRewards để nhận các quà tặng độc quyền hấp dẫn từ Frozen 2 như móc khóa Olaf, áo mưa Elsa, áo mưa Anna, bình đựng nước Frozen 2.
Độc giả nhanh tham khảo thông tin chi tiết thể lệ tại đâyđể không bỏ lỡ những cơ hội nhận nhiều phần quà thú vị, đậm dấu ấn từ Frozen 2.
Lưu ý, chương trình có thể kết thúc sớm hơn dự kiến khi quà được tặng hết.
Bên cạnh những gương mặt quen thuộc như Anna, Elsa, Kristoff, tuần lộc Sven hay người tuyết Olaf, bộ phim “Frozen 2” còn giới thiệu tới khán giả nhiều nhân vật hoàn toàn mới.