Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ nhiếp ảnh gia trong cuộc chiến chống lại xã hội đen ở Italy

"Tôi tận mắt chứng kiến từ đầu tới cuối cảnh 3 người bị giết tàn nhẫn. Thật kinh khủng và đau lòng", nữ nhiếp ảnh gia Letizia Battaglia nhắc lại với giọng run run.

"Thi thoảng, tôi chỉ dám lặng lẽ nhìn những tấm hình rồi thầm nghĩ mình đã ở ngay đó, tận mắt chứng kiến từ đầu tới cuối cảnh 3 người bị giết tàn nhẫn. Thật kinh khủng và đau lòng", nữ nhiếp ảnh gia Letizia Battaglia nhắc lại, giọng run run khi kể về ký ức kinh hoàng ở Sicilia, Italy.

Sicilia đẫm máu dưới góc nhìn của nữ nhiếp ảnh gia

Những băng đảng mafia ở Sicilia, vùng đất tự trị của Italy, khét tiếng là tàn bạo, trở thành nỗi ám ảnh với người dân địa phương. Qua ống kính của bà Battaglia, cuộc sống nơi đây hiện lên với hình ảnh đói nghèo và bị các băng nhóm bóp nghẹt trong hàng thập kỷ qua.

bang dang mafia Italy anh 1

Nhiếp ảnh gia Letiz

ia Battaglia

, 83 tuổi, tại căn hộ riêng ở Palermo, Italy. Phía sau bà là bức hình nạn nhân chết dưới tay của mafia. Ảnh: NY Times.

Letizia Battaglia có đôi chút ngại ngùng khi lấn sân vào nghề nhiếp ảnh ở độ tuổi tứ tuần. Kết hôn với một người đàn ông giàu có năm 16 tuổi, Battaglia có 3 cô con gái vào những năm tháng đẹp nhất của thanh xuân.

Ban đầu, bà là phóng viên viết song các biên tập viên yêu cầu các bài viết cần kèm theo hình ảnh minh họa sinh động. Battaglia bắt đầu tìm tòi, học hỏi chụp những bức ảnh phóng sự.

Quyết định làm việc ở Sicilia, Battaglia đã sáng tác những bức ảnh tố cáo mặt tối của xã hội, đặc biệt là thời kỳ đẫm máu 1980-1990. Ngoài ra, nữ nhiếp ảnh gia trở thành thành viên tích cực trong cuộc chiến chống lại mafia, tham nhũng và bất công.

Trở lại Palermo - thủ phủ của vùng tự trị Sicilia - bà Battaglia cảm giác như đang trực tiếp đối mặt với trận chiến mafia. Cuộc đụng độ này bắt đầu cuối những năm 1970 và kéo dài trong suốt một thập kỷ, nổ ra do sự tranh giành lãnh thổ với những tên cướp từ Corleone. Hàng trăm thành viên các băng đảng, cũng như các công tố viên, chính trị gia và cán bộ thực thi pháp luật bị giết hại dã man ngay trên đường phố. Trong nhiều năm, người dân Italy có thói quen mua báo hàng sáng, để nắm thông tin xem ai đã bị giết vào ngày hôm trước.

Tại căn hộ của bà ở trung tâm thành phố Palermo, những bức ảnh hiện trường vụ giết người chất đầy khắp căn phòng, nằm chờ được trưng bày vào các cuộc triển lãm kế tiếp. “Tôi không thể chấp nhận những đau thương này hơn nữa”, bà nói với giọng đầy bất lực.

bang dang mafia Italy anh 2

Thủ lĩnh mafia Leoluca Bagarella

 khét tiếng bị bắt giữ ở Palermo năm 1990. Battaglia dành nhiều năm để điều tra về tên trùm này. Ảnh: Letizia Battaglia.

Liều lĩnh đối đầu với tội ác

Trong suốt nhiều năm, “mafia” dường như là một từ nhạy cảm, tối kỵ nhắc đến ở nơi công cộng Sicilia. Năm 1979, mặc những hiểm nguy, bà Battaglia vẫn mạnh dạn trưng bày những bức ảnh nạn nhân của bọn mafia trên quảng trường chính của Corleone, khu vực hoạt động của những băng đảng khét tiếng và tàn nhẫn nhất Sicilia.

"Tôi run rẩy khi làm triển lãm chống lại mafia ở Palermo, trên đường phố Corleone", bà thừa nhận. Song, nỗi sợ hãi, những lời đe dọa hay việc bị theo dõi không thể ngăn cản sự quyết tâm của người phụ nữ này. Thậm chí, Battaglia kể rằng có lần nhận được thư nặc danh yêu cầu bà khẩn trương rời khỏi Palermo mãi mãi nếu không muốn chết dưới tay của tội phạm xã hội đen.

"Khi ấy, tôi cũng được đề nghị bảo vệ bí mật, song lại từ chối vì tôi sợ điều đấy khiến mình mất tự do. Tôi chỉ nghĩ rằng mình cần tiếp tục trách nhiệm đấu tranh vì lẽ phải, chứ không nên sợ hãi. Bạn thấy đấy cuối cùng bọn chúng cũng đâu giết được tôi”, bà lạc quan chia sẻ.

bang dang mafia Italy anh 3

Battaglia chụp bức ảnh này năm 1975 trong một vụ án giết người. Nạn nhân đã chết sau khi bà tới hiện trường. Ảnh:

Letizia Battaglia

.

Battaglia cùng chồng thường xuyên sẵn sàng chạy đua tới hiện trường vụ án trong mọi tình huống, do sở hữu máy dò của cảnh sát bất hợp pháp. “Để có những bức ảnh giá trị, các phóng viên ảnh thực sự rất vất vả và mệt mỏi”, bà kể.

Khi tận mắt chứng kiến các băng đảng từng ngày phá hủy hòn đảo, Battaglia thẳng thắn đề xướng phong trào “Mùa xuân Palermo” vào giữa những năm 1980. Hàng nghìn người Sicilia bắt đầu lên tiếng tố cáo các hoạt động của các mafia.

Battaglia bồi hồi nhớ lại vụ giết người máu lạnh của mafia với 2 thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino. Cái chết của họ vào năm 1992 đã tượng trưng cho cuộc đấu tranh của hòn đảo với tội phạm có tổ chức.

Bên cạnh đó, những bức ảnh cũng có tác động lớn tới chính quyền trong việc xử lý các tổ chức xã hội đen. Năm 1993, ông Giulio Andreotti (cựu Thủ tướng) bị cáo buộc thông đồng với các nhóm mafia tội phạm. Nhà chức trách nắm giữ được nhiều tài liệu, bức hình của Battaglia chụp, cho thấy ông này có mối quan hệ với xã hội đen. Dù bị chỉ trách mạnh mẽ, song ông Giulio được tha bổng vì tòa án cho rằng các cáo buộc chưa đủ sức luận tội.

“Đó là những tác phẩm thấm đẫm máu và nước mắt, nhưng nó cho thấy vẻ đẹp cùng sự phức tạp của cuộc sống ở Sicilia”, bà khẳng định.

'Tôi không thể nhắm mắt xuôi tay vì những chuyện oan ức' 

"Khi nhìn thấy những người lính IS, tôi cảm thấy họ có chút giống với các thành viên mafia ở Sicilia. Bọn họ giống nhau, chẳng quan tâm tới cuộc sống, sinh mệnh con người ngoại trừ lợi ích và tiền bạc”, Battaglia chua xót.

bang dang mafia Italy anh 4

Phụ nữ và trẻ em cũng là 2 nhân vật chủ

yếu qua ống kính của Battaglia. Ảnh: Letizia Battaglia

.

Chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực của lực lượng tội phạm và tham nhũng có tổ chức, nữ nhiếp ảnh gia 83 tuổi dành cả sự nghiệp để ghi lại những khoảnh khắc tội ác, những nạn nhân vô tội chết dưới nòng súng của mafia.

"Những thẩm phán, cảnh sát tận tâm trách nhiệm nhất, những người tốt lần lượt bị giết hại, một vài trong số đó là bạn bè của tôi. Tôi không thể nhắm mắt xuôi tay vì những chuyện oan ức như vậy. Tôi muốn một cuộc sống bình thường, với những điều tốt đẹp. Đó là ý nghĩa những bức ảnh của tôi”, nữ nhiếp ảnh gia nhấn mạnh.

Những tác phẩm của bà đã gợi nhắc về quá khứ bạo lực, theo John Dickie, chuyên gia nghiên cứu Italy thuộc một trường đại học ở London, nhận xét.

"Có sự gia tăng theo cấp số nhân về bạo lực mafia vào khoảng thời gian Letizia Battaglia bắt đầu dấn thân vào nghiệp báo ảnh", ông nói. Ông cho rằng dòng tiền lợi nhuận từ buôn bán ma túy của các băng nhóm mafia Sicilia từ khắp toàn cầu, khiến chúng ngày càng kiêu ngạo và liều lĩnh diệt trừ mọi vật cản.

"Sicilia thực sự giàu lên nhờ ma túy. Dù chụp chính trị gia hay nạn nhân đã chết, Battaglia luôn mang tính nhân văn vào những bức ảnh của mình, phản ánh những điều chân thực trong cuộc sống ở Sicilia”, Dickie nói.

bang dang mafia Italy anh 5

Một bức hình gây ám ảnh kh

á

c của Battaglia. Bức hình được chụp tại Capaci, Italy vào năm 1980. Ảnh: Letizia Battaglia

.

Battaglia nhận định các tổ chức tội phạm có tổ chức vẫn đang hiện diện mạnh mẽ ở Sicilia, dù tình hình an ninh được cải thiện.

"Như nhau cả thôi, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Mafia bây giờ mạnh hơn nhiều. Ngày trước, chúng tàn bạo, độc ác giết người. Còn giờ, các băng nhóm đang vươn vòi, gây ảnh hưởng nền chính trị và tài chính. Không chỉ là máu, chúng còn tham nhũng tiền của”, Battaglia nhấn mạnh.

Bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia Battaglia đã trở thành một phần di sản văn hóa Italy. Vượt qua khỏi giá trị báo chí, chúng xuất hiện trong các bảo tàng cũng như các trung tâm triển lãm sách nghệ thuật cao cấp. Những bức hình có lẽ là mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển động về nhiều lát cắt cuộc sống của Sicilia, được ghi lại dưới góc quan sát chân thực của một nữ nhà báo.

Làn sóng hoàn lương của các thành viên băng đảng yakuza ở Nhật Bản

“Tôi tham gia xã hội đen từ khi còn thiếu niên. Trong suốt thời gian bị giam giữ, tôi luôn ấp ủ mong muốn thoát khỏi con đường lầm lỡ”, Yasumasa Aoki, cựu thành viên mafia chia sẻ.

Chi Lê

Bạn có thể quan tâm