Câu 1: Núi Hoa Sơn thuộc tỉnh nào của Trung Quốc?
Theo World Atlas, Hoa Sơn (tên chính thức là Hóa Sơn) là một dãy núi danh thắng nằm trong Ngũ nhạc danh sơn (5 núi thiêng ở Trung Quốc). Núi Hoa Sơn thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100 km về phía đông. |
Câu 2: Đỉnh cao nhất trên núi Hoa Sơn?
Núi Hoa Sơn có năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất có tên Nam Phong (Lạc Nhạn) cao 2.154 m. Ngọn núi bao bọc bởi toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa nên có tên là Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083 m, còn được gọi là Thái Hóa Sơn. Hoa Sơn nổi danh là nơi nguy hiểm, thử thách tài nghệ của những dũng sĩ leo núi. |
Câu 3: Núi Hoa Sơn được công nhận là Di sản UNESCO năm nào?
Năm 1990, núi Hoa Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Không chỉ trở thành cảm hứng trong văn chương, phim ảnh, Hoa Sơn còn là ngọn núi rất thu hút khách du lịch của Trung Quốc. |
Câu 4: Hoa Sơn được mệnh danh là ngọn núi của…?
Được mệnh danh là đỉnh cao đạo giáo, bốn đỉnh chính của Hoa Sơn được bao bọc bởi những ngôi đền cổ. Đây là địa điểm cầu nguyện, cúng bái từ lâu đời của đạo giáo Trung Quốc. Những con đường mòn dẫn lên đỉnh núi vẫn còn nguyên sơ như hàng nghìn năm trước. |
Câu 5: Núi Hoa Sơn được gán cho biệt danh nào?
Hoa Sơn nổi tiếng trên toàn thế giới với nhiều biệt danh như “Nấc thang lên thiên đường, xuống địa ngục chỉ cách một bước”, “Đường mòn nguy hiểm nhất hành tinh”, “Con đường ván gỗ trên bầu trời”. Du khách ấn tượng mạnh với những ván gỗ gồ ghề được ghim trực tiếp vào vách đá ở lưng chừng ngọn núi cao hơn 2.000 m để làm lối đi, không có bất kỳ hàng rào bảo vệ nào khi ngay bên dưới là vực thẳm. Dù tất cả du khách đều được thắt dây an toàn trước khi leo qua vách núi, đồng thời có một dây xích được gắn chắc chắn để mọi người bám vào, thế nhưng nhiều người vẫn không hề dám thử. |
Câu 6: Trong Ngũ nhạc danh sơn, Hoa Sơn được gọi là..?
Có 5 ngọn núi nằm trong Ngũ nhạc danh sơn (5 ngọn núi thiêng ở Trung Quốc) gồm Đông Nhạc (Thái Sơn), Tây Nhạc (Hoa Sơn), Nam Nhạc (Hành Sơn), Bắc Nhạc (Hằng Sơn), và Trung Nhạc (Trung Sơn). |