Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nuôi dưỡng tinh thần vì môi trường cho thế hệ tương lai

“Đừng vội loại bỏ những đồ vật không dùng đến”, “phân loại rác”… là những bài học giúp hình thành nhận thức, thói quen tiêu dùng xanh và tái chế cho thế hệ tương lai.

Báo cáo của Circle Economy (Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Hà Lan) cho thấy chỉ 8,6% trong gần 100 tỷ tấn nguyên vật liệu trên toàn cầu (như kim loại, khoáng chất, nhiên liệu hóa thạch, sinh khối…) được tái sử dụng mỗi năm, phần còn lại đang bị lãng phí.

Con số này phần nào nói lên tầm quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên có trách nhiệm của thế hệ tương lai, đồng thời nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế tuần hoàn.

Tái chế rác - “chìa khóa” để hành tinh luôn xanh

Không phải ngẫu nhiên “Kinh tế tuần hoàn” trở thành từ khóa của thế kỷ XXI, đây là khái niệm chỉ sự quay vòng tài nguyên, trả lại môi trường những chất thải “dễ tiêu hóa”. Trong nền kinh tế tuần hoàn, rác không là đồ bỏ đi mà có thể trở thành tài nguyên - thông qua bước đầu tiên là phân loại và tái chế.

Thực tế, tái chế rác thải là chìa khóa để bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Khi phế phẩm trở thành đầu vào của một sản phẩm mới cũng là lúc quá trình tuần hoàn được khởi động. “Vòng tròn” này tạo nên giá trị kinh tế, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng rác thải ra môi trường.

Việc quản lý rác thải bằng cách tái chế nhằm tối ưu hoá giá trị là giải pháp được nhiều quốc gia triển khai. Trên toàn cầu, Thụy Điển là một trong những quốc gia tiêu biểu về phân loại và xử lý rác thải. Theo Hiệp hội quản lý chất thải Thụy Điển, tính riêng năm 2020, có 46% rác thải sinh hoạt được chuyển thành năng lượng, 86% chai PET và 87% lon nhôm trong hệ thống ký gửi được tái chế, 61% tổng số vật liệu đóng gói được tái chế vào năm 2020… Trong khi đó, Pháp là một trong những quốc gia tiên phong đặt mục tiêu giảm 50% lượng rác thải đến năm 2025…

SCG,  tai che rac anh 1

Phân loại và tái chế là bước đầu tiên để tiến đến nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Việt Nam, việc tái chế rác đã được triển khai, dù vậy theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 15 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt thải bỏ mỗi năm, chỉ 30% được xử lý bằng hình thức đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% đi thẳng đến bãi chôn lấp trực tiếp. Dù đây chưa phải là một con số khả quan, nhưng Chính phủ và các ban ngành đang nỗ lực để nâng cao tỷ lệ rác thải được tái chế tại Việt Nam.

Một trong những tín hiệu tích cực là người trẻ Việt đang dần nhận thức rõ về các vấn đề môi trường, đặc biệt là tầm quan trọng của phân loại rác. Dù vậy, việc chuyển từ thói quen vứt bỏ sang tái chế đòi hỏi sự thay đổi lớn trong tư duy của đa thế hệ.

Ngoài tuyên truyền cho người dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ - đặc biệt là học sinh tiểu học - một trong những giải pháp hữu ích để xây dựng nền tảng tư duy bảo vệ hành tinh cho thế hệ tương lai.

“Hành trình tiếp theo của rác” tại các trường tiểu học Long Sơn

Là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và tái chế rác thải, Tập đoàn SCG đồng hành cùng Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) triển khai thí điểm "Dự án phân loại rác thải tại nguồn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn” tại trường Tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2 (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Không chỉ tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức về phân loại rác và kinh tế tuần hoàn cho học sinh tại hai trường, SCG và LSP trang bị mỗi lớp 2 thùng phân loại rác, cùng 2 bộ 3 thùng phân loại rác lớn cho toàn trường.

Học sinh được hướng dẫn cách tách riêng rác tái chế và không tái chế. Rác thải sau khi phân loại được công ty địa phương thu gom, lưu chứa riêng và tái chế. Riêng rác thải hữu cơ được xử lý thành phân bón sinh học dùng cho mục đích nông nghiệp.

SCG,  tai che rac anh 2

Em Phạm Hồng Yến (Lớp 5.5, trường Tiểu học Long Sơn 2) thực hành phân loại rác thải tại trường.

Là một trong những học sinh năng nổ tham gia thu gom, tái chế rác thải tại trường Tiểu học Long Sơn 2, Phạm Hồng Yến cho biết sau khi dự án được triển khai, cảnh quan trường, lớp vệ sinh và xanh sạch hơn, đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của bạn bè được nâng cao. “Em rất vui khi học được cách phân loại, xử lý rác đúng cách. Khi biết các vật dụng có thể tái chế, tái sử dụng, em đã nhắc nhở mọi người trong gia đình không xả rác bừa bãi, tùy tiện”, Hồng Yến cho biết.

Còn với Phan Lê Mai Thanh (học sinh lớp 5.1, trường Tiểu học Long Sơn 2), từ những kiến thức lý thuyết và thực hành phân loại rác, em dự định gom vỏ lon tại nhà trong dịp Tết để đưa đến thùng rác tái chế ở trường.

Khuyến khích con trai tham gia vào dự án của SCG và LSP để hình thành lối sống xanh, chị Thu Vân (phụ huynh học sinh em Quốc Bảo, lớp 4.2 tại trường Tiểu học Long Sơn 2) nhận thấy sự thay đổi tích cực của con.

“Tôi rất bất ngờ vì trước đó con không biết về phân loại rác thải, cho đến khi tham gia dự án của trường. Tôi thấy hoạt động này rất ý nghĩa, đồng thời tự hào khi con biết cách yêu môi trường và lan tỏa tinh thần đó đến những người xung quanh”, chị Thu Vân cho biết.

SCG,  tai che rac anh 3

Chị Thu Vân (phụ huynh học sinh, trường Tiểu học Long Sơn 2) chia sẻ về niềm vui khi con biết yêu môi trường.

Có thể nói, sau 8 tháng triển khai, thành công của dự án không gói gọn trong con số 1,5 tấn rác thải được thu gom - tái chế mà còn đến từ việc nâng cao ý thức, góp phần hình thành thói quen phân loại rác cho học sinh cũng như phụ huynh tại hai trường tiểu học nói riêng và người dân địa phương nói chung.

Qua việc tạo điều kiện thu gom và tái chế, SCG và LSP giúp thế hệ tương lai hiểu được việc phân loại rác rất dễ dàng, có thể thực hiện ngay tại nhà, ở lớp bằng những hành động đơn giản.

Bên cạnh đó, ý tưởng cụ thể hóa các hoạt động liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn của tập đoàn - trong đó có phân loại và tái chế - còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh trong tương lai.

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Xi măng - Vật liệu xây dựng, Hóa dầu và Bao bì. SCG luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội, môi trường vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dự án "Phân loại rác thải" là một trong những hoạt động hợp tác công tư (PPC) xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, được ký kết bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, tập đoàn SCG và Công ty Hoá dầu Long Sơn, Công ty Dow Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam. Thông qua đó, dự án kêu gọi sự hưởng ứng từ phía gia đình và nhà trường để nhân rộng mô hình trong cộng đồng vì một hành tinh xanh, sạch đẹp.

Giang Chi Anh - Giang Hoàng Nam

Bình luận

Bạn có thể quan tâm