Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Ở Mỹ, bằng đại học không còn là tiêu chuẩn khi tuyển dụng

Nhiều nhà tuyển dụng ở Mỹ sẵn sàng hạ tiêu chuẩn về bằng cấp để tìm được ứng viên phù hợp, thậm chí sẵn sàng đầu tư tiền bạc để đào tạo và giữ chân nhân viên.

Nhà tuyển dụng nhận ra họ có thể tìm được ứng viên phù hợp bằng cách nhìn vào kỹ năng hoặc năng lực làm việc. Ảnh: Pexels.

Các nhà tuyển dụng ở nhiều ngành công nghiệp đang bỏ đi yêu cầu về bằng đại học khi tuyển nhân sự - yếu tố từng được coi là tấm vé để có được mức lương cao và một công việc ổn định.

Lý do là thị trường lao động ngày càng thắt chặt như hiện nay khiến nhiều công ty phải áp dụng cách tuyển dụng dựa trên kỹ năng nhiều hơn thay vì chỉ nhìn vào tấm bằng đại học.

Bàn về vấn đề này, bà Parisa Fatehi-Weeks, Giám đốc cấp cao tại Indeed, cho biết các nhà tuyển dụng nhận ra rằng họ có thể tìm kiếm nhân tài phù hợp bằng cách căn cứ vào kỹ năng hoặc năng lực làm việc của nhân viên đó và sẽ không để bằng cấp làm cản trở cơ hội tìm người tài.

tuyen dung khong bang cap anh 1

Các nhà tuyển dụng tìm người có kỹ năng thay vì chỉ nhìn tấm bằng đại học. Ảnh: Pexels.

Cần kỹ năng hơn tấm bằng

Theo CBS News, trong năm 2023, tỷ lệ công việc yêu cầu bằng cử nhân được đăng trên nền tảng tuyển dụng ZipRecbeaner chỉ còn 14,5%. Trong khi đó, con số này vào năm 2022 là 18%.

Bên cạnh đó, vào giữa tháng 10 vừa qua, tổ chức này công bố kết quả khảo sát với 2.000 nhà tuyển dụng trên toàn nước Mỹ. Kết quả, 45% số người làm khảo sát cho biết trong năm 2023, công ty họ đã loại bỏ những yêu cầu về bằng cấp đối với một số vị trí.

72% người được hỏi cũng nói rằng hiện họ tuyển dụng dựa trên kỹ năng nhiều hơn và sẽ ưu tiên người có năng lực làm việc hơn người có chứng chỉ, bằng cấp.

Cũng trong công bố này, ZipRecbeaner nêu rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả năng gặp phải thách thức tuyển dụng lớn nhất.

Những công ty này cũng có xu hướng loại bỏ yêu cầu về bằng cấp nhiều hơn (khoảng 47% công ty), trong khi chỉ 35% công ty lớn không yêu cầu bằng đại học khi tuyển nhân sự.

Theo đó, các công ty vừa và nhỏ sẽ chú trọng đến kỹ năng của ứng viên nhiều hơn. 73% nhà tuyển dụng làm khảo sát cho biết công ty họ sẽ tiếp cận ứng viên dựa trên kỹ năng của người đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc bỏ các yêu cầu về bằng cấp khi tuyển dụng. 53% người làm khảo sát cho biết các nhà quản lý tuyển dụng luôn nói với họ rằng ứng viên phải có kiến thức nền tảng cụ thể như bằng đại học, chứng chỉ nghiệp vụ...

tuyen dung khong bang cap anh 2

Nhiều lĩnh vực phải hạ tiêu chuẩn tuyển dụng vì thiếu người trầm trọng. Ảnh: Pexels.

Ngành Sức khỏe, Giáo dục cũng phải hạ tiêu chuẩn

Nhiều công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - nơi đang tuyển các lao động cho vị trí dược sĩ, trợ lý chăm sóc sức khỏe tại nhà - cũng dần bỏ yêu cầu bằng cấp với một số ứng viên.

Theo ZipRecbeaner, vào năm 2022, 12% tin tuyển dụng trong lĩnh vực này yêu cầu ứng viên có bằng đại học. Đến năm 2023, con số giảm sâu xuống còn 9,3%.

Julia Pollack, chuyên gia kinh tế của ZipRecruiter, nhận định đây là một thực trạng hợp lý vì hiện nay Mỹ đang thiếu lao động trầm trọng, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Không riêng Sức khỏe, ngành Giáo dục cũng bắt đầu hạ thấp tiêu chuẩn khi tuyển người. Nhiều trường ở Mỹ đang giảm bớt tiêu chuẩn về trình độ đại học đối với ứng viên nhằm chống lại tình trạng thiếu giáo viên trên diện rộng do đình công.

Không chỉ giảm yêu cầu về bằng cấp, nhiều trường còn tìm đủ cách để tuyển được giáo viên. Giảm giờ làm là một trong số đó. Một số trường đã rút ngắn tuần học xuống chỉ còn 4 ngày/tuần.

Sẵn sàng đầu tư cho những ứng viên phù hợp

Đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhân sự, nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng đầu tư vào những ứng viên có kỹ năng mềm phù hợp.

Nhiều nhà tuyển dụng tuyên rằng việc đầu tư phát triển kỹ năng của nhân viên sẽ cải thiện đáng kể khả năng tuyển dụng và giúp giữ chân nhân viên lâu hơn.

Thậm chí, 10% người sử dụng lao động cho biết họ đã bổ sung phần hỗ trợ khoản vay sinh viên vào các gói phúc lợi để thu hút ứng viên, 15% lại hỗ trợ học phí và 30% cam kết cung cấp chương trình đào tạo cho nhân viên mới.

Cách đánh giá kỹ năng ứng viên cũng có những thay đổi mới. 43% nhà tuyển dụng làm khảo sát cho biết họ sử dụng các nền tảng đánh giá kỹ năng trực tuyến để kiểm tra năng lực ứng viên. Đối với họ, bằng cấp hay chứng chỉ không thể nói lên tất cả.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Việt Nam đứng thứ 7 châu Á về độ thông thạo tiếng Anh

Trong số 113 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia bài kiểm tra, Việt Nam đứng thứ 58. Nếu xét riêng trong khu vực, Việt Nam đứng thứ 7 châu Á và thứ 4 Đông Nam Á.

Thái An

Bạn có thể quan tâm