Swatch Group ngày càng phụ thuộc vào dòng tiền từ Omega. Ảnh: Omega. |
Gần đây, thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ Omega tuyên bố tăng giá 8% đối với nhiều dòng sản phẩm, trong khi nhiều nhãn hàng khác cũng thuộc Swatch Group như Longines và Tissot gặp khó khăn trong việc kinh doanh.
Các chuyên gia cho rằng quyết định tăng giá của Omega có thể ảnh hưởng đến doanh số bán Speedmaster và Seamaster. Các nhà sưu tầm có thể đắn đo trước khi chi trả số tiền lớn cho các cỗ máy thời gian trong bối cảnh suy thoái kinh tế, theo SCMP.
Omega tăng giá để đảm bảo doanh thu cho Swatch Group. Ảnh: Omega. |
Omega tăng giá để ‘giải cứu’ tập đoàn
Theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, Omega, thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng với các mẫu Speedmaster và Seamaster, vừa công bố mức tăng giá lên đến 8% đối với một số thị trường.
Tại Thuỵ Sĩ và Trung Quốc, mức tăng giá của đồng hồ Omega là 2%. Đối với Mỹ, thị trường xuất khẩu đồng hồ lớn nhất của nhãn hàng, tỷ lệ tăng giá đạt ngưỡng 8%.
Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, Mỹ là “miếng bánh béo bở” đối với các nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ có trụ sở tại Thuỵ Sĩ.
Hiện nay, Omega xếp ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng thương hiệu đồng hồ bán chạy (tính theo doanh thu) tại Thụy Sĩ.
Là một nhãn hàng thuộc Swatch Group, Omega chịu áp lực gia tăng doanh thu khi các nhãn hiệu khác như Longines và Tissot không thể đảm bảo doanh số ổn định, công bố gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Quyết định tăng giá sản phẩm Omega thể hiện nỗ lực của tập đoàn trong việc duy trì doanh thu trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
“Việc tăng giá Omega là biểu hiện của sự suy yếu. Chúng tôi cho rằng Swatch Group đang ngày càng phụ thuộc vào dòng tiền đến từ thương hiệu này”, các nhà phân tích hàng đầu Edouard Aubin cho biết.
Sau quyết định tăng giá từ tập đoàn, Omega gặp khó trong việc duy trì doanh số bán. Ảnh: Omega. |
Omega khó tăng doanh số bán
Theo ước tính của Morgan Stanley, Swatch Group nhận được khoảng 60% lợi nhuận từ Omega vào năm 2022. Nhãn hàng vừa trình làng phiên bản mới của dòng đồng hồ lặn Seamaster, đánh dấu kỷ niệm 75 ra mắt sản phẩm này.
Nhãn hàng có thể gặp áp lực tăng trưởng doanh thu sau quyết định tăng giá từ phía tập đoàn. Hoạt động kinh doanh trong thời gian tới của Omega là vấn đề khiến các chuyên gia lo ngại.
Trong năm 2021, Mỹ vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của lĩnh vực đồng hồ Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, nhu cầu mua hàng hóa xa xỉ của khách hàng Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu.
Sau hơn 2 năm, tỷ lệ xuất khẩu đồng hồ Thuỵ Sĩ sang quốc gia này sụt giảm lần đầu tiên trong tháng 4/2023.
Trong khi mẫu Rolex SA đặc biệt khó mua tại các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ do cầu vượt xa cung, các sản phẩm đến từ thương hiệu Omega lại dễ mua hơn do nhà sản xuất này luôn cung cấp số lượng lớn hàng hoá.
Theo nhà phân tích của Morgan Stanley, việc tăng giá có thể làm giảm doanh số bán hàng của nhãn hàng thuộc tập đoàn Swatch Group. Hơn nữa, khi nguồn hàng của hãng không khan hiếm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cũng giảm.
Theo dữ liệu từ WatchCharts, hầu hết đồng hồ Omega giữ nguyên mức giá niêm yết tại thị trường thứ cấp. Trong khi đó, các mẫu Rolex được giao dịch với mức giá cao hơn.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.