Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông hoàng, bà chúa livestream dần hết đường làm ăn

Nếu quá phụ thuộc vào số lượng siêu sao livestream, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc sẽ dễ gặp nhiều rủi ro.

Li Jiaqi từng biến mất 3 tháng sau một buổi livestream. Ảnh: Alibaba.

“Ông hoàng son môi” Li Jiaqi nằm trong danh sách ngôi sao livestream hàng đầu trong lễ hội mua sắm Ngày Độc thân năm nay.

Một lần nữa, anh đã chứng minh mình là nhân viên bán hàng đáng gờm. Tuy nhiên, gã khổng lồ thương mại điện tử cũng đang tìm cách đào tạo những ngôi sao kém nổi hơn để thay thế anh nhằm tránh rủi ro, theo SCMP.

Ngôi sao lớn, rủi ro cao

Phiên mua sắm khởi động hôm 24/10 của Li đã thu hút ít nhất 10 triệu lượt xem trực tuyến - con số tối đa có thể được hiển thị trên Taobao Live. Hầu hết sản phẩm lập tức cháy hàng sau khi được chào bán.

sale 11/11 anh 1

Hình ảnh "ông hoàng son môi" quảng cáo cho dịp lễ hội mua sắm 11/11 năm ngoái. Ảnh: Xing Yun/Costfoto.

Theo một số hãng tin địa phương, Li đạt doanh thu 21,5 tỷ NDT chỉ trong phiên bán hàng này và lập kỷ lục cho ngành. Con số này tương đương gần 60% tổng doanh thu của nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc Suning.com trong nửa đầu năm nay.

Alibaba chưa trả lời yêu cầu bình luận của SCMP. Còn công ty đại diện cho Li nói rằng con số được báo cáo là sai sự thật, nhưng không đề cập rõ liệu con số thực sự thấp hay cao hơn.

Li Jiaqi và “bà hoàng livestream” Huang Wei, hay còn được biết đến với cái tên Viya, đều từng là gương mặt hoàn hảo đại diện cho đế chế bán lẻ trực tuyến.

Khả năng thu hút hàng trăm triệu người xem tới luồng phát trực tiếp và bán lượng sản phẩm trị giá hàng tỷ NDT chỉ trong vài giờ của họ đã giúp công ty củng cố vị trí của mình với tư cách là sàn thương mại điện tử hàng đầu xứ tỷ dân.

“Nền tảng có vẻ thiếu sức sống khi cả hai ngôi sao Li và Viya cùng vắng mặt. Những người phát trực tiếp hàng đầu thực sự có thể tạo ra lượng truy cập khổng lồ cho các sàn thương mại điện tử”, Zhang Yi, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu iiMeida, cho biết.

sale 11/11 anh 2

"Bà hoàng livestream" Viya biến mất sau bê bối trốn thuế. Ảnh: Global Times.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào số lượng nhỏ siêu sao livestream này để tăng doanh số bán hàng cũng có thể khiến công ty dễ gặp rủi ro về danh tiếng.

Sau khi cơ quan thuế phạt Viya 1,34 tỷ NDT vì tội trốn thuế vào tháng 12/2021, gã khổng lồ thương mại điện tử mất đi một trong những nhân viên bán hàng giỏi nhất của mình chỉ trong một đêm. Tất cả tài khoản đều bị xóa vào tháng 12 và cô không xuất hiện kể từ đó.

Trong khi đó, Li biến mất khỏi không gian mạng sau buổi phát sóng trực tiếp hồi đầu tháng 6. Nguyên nhân là trong livestream xuất hiện hình ảnh liên quan chính trị.

Tìm kiếm gương mặt mới

Hiện công ty đang cố gắng làm nổi bật những người có ảnh hưởng mới trên kênh bán hàng của mình. Họ chưa công bố bất kỳ dữ liệu doanh số nào liên quan đến “ông hoàng son môi” trong năm nay.

Thế nhưng, công ty đã quảng cáo về mức tăng 684% so với năm ngoái về lượng hàng bán ra do “những ngôi sao mạng mới” tạo nên trong 4 tiếng đầu tiên của lễ hội mua sắm.

Gã khổng lồ có trụ sở ở Hàng Châu cũng nhấn mạnh sự hiện diện của 500.000 người bán mới trên nền tảng của mình trong năm qua.

sale 11/11 anh 3

"Vua luyện thi" Yu Minhong hiện bán nông sản trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Reuters.

Một số người là ngôi sao từng livestream độc quyền ở các nền tảng cạnh tranh khác, như Luo Yonghao, doanh nhân công nghệ và người nổi tiếng trên Internet và Yu Minhong, "vua luyện thi" chuyển sang nghề bán trái cây online sau lệnh cấm dạy thêm.

Theo Ralph Wu, đối tác liên kết trong lĩnh vực bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng tại công ty tư vấn Bain & Company, Alibaba có lý do để đa dạng hóa nhóm người ảnh hưởng của mình.

“Livestreamer càng nổi tiếng, tỷ suất lợi nhuận của các thương hiệu càng thấp - điều mà họ không mong đợi”, Wu nói.

Do đó, khi những ngôi sao bán hàng hàng đầu trở nên quyền lực hơn, các thương hiệu và nền tảng có thể sẽ chuyển sang hỗ trợ “người có ảnh hưởng chưa đạt đến cấp cao nhất”.

Hơn nữa, những người phát trực tiếp cũng đang tự đánh giá rủi ro của chính mình khi quyết định có tham gia một chương trình hay không. Sự thành công của một phiên bán hàng không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn của người bán, mà còn cả chi phí tiếp thị.

“Chẳng hạn, Douyin có rất nhiều lưu lượng truy cập, nhưng chi phí mua chúng cũng tương đối đắt. Người bán rất dễ mất tiền nếu doanh số bán hàng không đủ bù chi phí”, Huang Cancan, một người bán hàng trên kênh phát trực tiếp tại Thượng Hải, cho biết.

Mục Đời sống gửi đến độc giả gợi ý về những tác phẩm hay, mang hơi thở thời đại. Hội mê sách cũng có thể tìm thấy những bí kíp để "sống chất" hơn với sở thích của mình.

> Xem thêm: Sách cho tuổi trẻ

Gọi điện từng nhà để giục sinh con

Một cặp mới kết hôn bị chính quyền địa phương gọi điện hỏi xem người vợ có thai chưa. Đây là tình huống mà nhiều gia đình Trung Quốc đang gặp phải.

Dich vu di lam bang may bay hinh anh

Dịch vụ đi làm bằng máy bay

0

Một hãng hàng không Nhật Bản đưa ra giải pháp cho những người muốn tận hưởng cuộc sống náo nhiệt ở Tokyo, nhưng lại không muốn chịu chi phí thuê nhà đắt đỏ tại thành phố này.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm