Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ông tổ của 2 dòng chúa Trịnh và Nguyễn chết thảm bởi miếng dưa hấu

Ông là nhân vật lịch sử đặc biệt, tướng tài trên chiến trường, nhưng cuối cùng chết thảm bởi một miếng dưa hấu.

Chua Trinh anh 1

Câu 1: Ai là ông tổ của 2 dòng chúa nước Việt?

  • Nguyễn Kim
  • Nguyễn Uông
  • Nguyễn Hoàng
  • Nguyễn Bặc

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có 2 dòng chúa là Trịnh và Nguyễn. Kỳ lạ hơn, 2 dòng chúa này đều có chung một ông tổ là Nguyễn Kim. Nguyễn Kim là ông nội của chúa Nguyễn thứ hai và cũng là ông ngoại của chúa Trịnh đầu tiên.

Chua Trinh anh 2

Câu 2: Ông từng giúp nhà Lê đánh đuổi thế lực nào?

  • Mạc
  • Tây Sơn
  • Minh
  • Thanh

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Nguyễn Kim (1468-1545) là danh thần của nhà Hậu Lê. Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim không thuần phục, trốn vào Thanh Hóa tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Sau này, chính Nguyễn Kim là người có công rất lớn trong công cuộc “Phù Lê diệt Mạc”, giành lại quyền lực cho nhà Lê. Tuy nhiên, khi sự nghiệp đang hưng thịnh, ông bị đầu độc bởi miếng dưa hấu.

Chua Trinh anh 3

Câu 3: Ai đã dâng dưa hấu đầu độc ông?

  • Mạc Kính Điển
  • Dương Chấp Nhất
  • Mạc Cửu
  • Nguyễn Quyện

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", người đầu độc Nguyễn Kim là võ tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc. Năm 1543, Chấp Nhất trá hàng nhà Lê, mời Nguyễn Kim sang chơi bên quân doanh của mình. Bấy giờ đương lúc nắng nóng, Dương Chấp Nhất mời Nguyễn Kim ăn dưa. Sau khi ăn về đến quân doanh, Nguyễn Kim cảm thấy trong người không được khỏe và qua đời ngay sau đó. Dương Chấp Nhất ngay trong đêm đó trốn về với nhà Mạc.

Chua Trinh anh 4

Câu 4: Chúa Trịnh nào là cháu ngoại của Nguyễn Kim?

  • Trịnh Kiểm
  • Trịnh Tùng
  • Trịnh Tráng
  • Trịnh Cương

Người con gái lớn của Nguyễn Kim là Nguyễn Thị Ngọc Bảo được gả cho Trịnh Kiểm. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm được thay thế vị trí của ông. Trịnh Kiểm qua đời, người con trai thứ là Trịnh Tùng kế nghiệp, xưng vương, mở đầu cho thời kỳ nắm quyền hơn 300 năm của dòng họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Chua Trinh anh 5

Câu 5: Người cháu nội của Nguyễn Kim thành chúa Nguyễn ở Đàng Trong?

  • Nguyễn Hoàng
  • Nguyễn Phúc Nguyên
  • Nguyễn Phúc Lan
  • Nguyễn Phúc Tần

Sau khi Nguyễn Kim qua đời, con trai thứ của ông là Nguyễn Hoàng di cư vào Nam, xây dựng chính quyền ở Đàng Trong, trở thành vị chúa đầu tiên của họ Nguyễn. Nguyễn Phúc Nguyên là cháu nội của Nguyễn Kim trở thành vị chúa thứ hai (chúa Sãi).

Chua Trinh anh 6

Câu 6: Vua nào của nhà Hậu Lê được Nguyễn Kim đưa lên ngôi?

  • Lê Trang Tông
  • Lê Thế Tông
  • Lê Dụ Tông
  • Lê Thần Tông

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", khi bị nhà Mạc cướp ngôi, hoàng tử Lê Ninh được đại thần Lê Quán cõng chạy trốn sang Ai Lao. Đến năm 1533, Nguyễn Kim cùng một số đại thần đã sang Ai Lao đón Lê Ninh và lập làm vua (Lê Trang Tông), mở đầu cho thời kỳ Lê Trung Hưng. 

Chua Trinh anh 7

Câu 7: Ai cùng Nguyễn Kim góp công lớn trong công cuộc "Phù Lê diệt Mạc"?

  • Trịnh Kiểm
  • Trịnh Công Năng
  • Lại Thế Vinh
  • Cả 3 người trên

Sau khi lên ngôi, vua Lê Trang Tông đã tấn phong cho tứ vị công thần khai quốc: Nguyễn Kim là Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công, Trịnh Kiểm là Dực Quận công, Trịnh Công Năng là Tuyên Quận công, Lại Thế Vinh là Hòa Quận công, lại ban cho mỗi vị một quả ấn và một thanh gươm để làm tướng soái, tự mang quan bản bộ đi tiêu diệt quân Mạc và phủ dụ dân chúng ở các địa phương hướng về nhà Lê Trung Hưng.

Chua Trinh anh 8

Câu 8. Hậu duệ Nguyễn Kim có mấy người làm chúa họ Nguyễn?

  • 9
  • 10
  • 11
  • 12

Hậu duệ của Nguyễn Kim có 9 người làm chúa, 13 người làm vua triều Nguyễn ở Đàng Trong, 12 người làm chúa họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Vị vua sáng tác 3.000 bài thơ, lấy 103 vợ nhưng không có con nối dõi

Đây là ông vua hay chữ bậc nhất nước Việt, từng sáng tác hơn 3.000 bài thơ. Ông không có con nối dõi, dù lấy hơn trăm bà vợ.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm