Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Pakistan có số lượng bệnh nhân viêm gan C cao nhất thế giới

Tái sử dụng bơm kim tiêm, truyền máu không được sàng lọc và dùng chung dụng cụ phẫu thuật là những nguyên nhân làm gia tăng các ca nhiễm virus viêm gan C mới ở Pakistan.

Số ca mắc viêm gan C đang ngày càng tăng ở Pakistan. Ảnh: The Express Tribune.

Telegraph đưa tin Pakistan đang là nơi có số lượng bệnh nhân viêm gan C lớn nhất thế giới, với gần 10 triệu người nhiễm virus này.

Theo Trung tâm phân tích dịch bệnh Mỹ (CDA), từ năm 2015 đến 2021, Pakistan đã phát hiện khoảng nửa triệu ca nhiễm virus viêm gan C mới.

Các chuyên gia y tế cho biết việc tái sử dụng kim, ống tiêm; truyền máu không được sàng lọc; dùng chung dao cạo râu của thợ cắt tóc và dụng cụ phẫu thuật của nha sĩ là những lý do chính khiến bệnh viêm gan C lây lan ở Pakistan.

"Chúng tôi còn quá nhiều yếu kém trong việc kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan C. Phụ nữ đang mang thai ở Pakistan cũng không được tiêm phòng viêm gan B, dẫn đến việc virus lây truyền từ mẹ sang con", tiến sĩ Amna Subhan ở Bệnh viện ĐH Aga Khan nói.

Gần đây, tình trạng lây nhiễm virus viêm gan C ở Pakistan ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi đất nước này phải đối diện với các vấn đề mà lũ lụt gây ra.

Cụ thể, lũ lụt đã làm hư hại gần 900 cơ sở y tế và khiến 75.000 phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh. Nhiều phụ nữ mang thai buộc phải sinh con trong những ngôi nhà ngập nước, mất vệ sinh hoặc trong các trại tị nạn chật chội, lều tạm (những nơi thường không có nữ hộ sinh hoặc bác sĩ).

"Một số thách thức cản trở việc loại bỏ virus viêm gan C ra khỏi Pakistan bao gồm: Bệnh nhân thiếu nhận thức về nguyên nhân và sự lây lan của bệnh; thiếu khả năng chi trả tiền điều trị bằng thuốc; thiếu các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có kinh nghiệm. Ngoài ra, Pakistan còn thiếu các loại thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả và dữ liệu dịch tễ học mạnh mẽ", tiến sĩ Yasir Waheed nói.

Số ca mắc viêm gan C đang ngày gia tăng nhưng Pakistan vẫn không ưu tiên quá nhiều cho việc kiểm soát sự lây lan của virus này. Các chính sách liên quan đến y tế và các chương trình điều trị do chính phủ tài trợ đều thực hiện kém.

Hiện tại, việc thành lập Cơ quan Truyền máu Quốc gia ở Pakistan được xem là bước phát triển lớn để giải quyết một trong những nguồn lây nhiễm viêm gan C lớn nhất ở đất nước này (khi các đơn vị máu bị "ô nhiễm").

"Sẽ là một bước phát triển đáng kể nếu Pakistan thành công trong việc giảm số ca tử vong do viêm gan hàng năm từ 200.000 xuống dưới 25.000. Việc kiểm soát dịch bệnh viêm gan đòi hỏi ý chí chính trị, đầu tư tài chính và hỗ trợ từ các tổ chức dược phẩm, y tế và dân sự trên toàn cầu", tiến sĩ Waheed nói.

Tiến sĩ Homie Razavi nhận định Pakistan phải tăng quy mô xét nghiệm và điều trị để đạt được mục tiêu loại trừ virus viêm gan C (của WHO) vào năm 2030. Đất nước này cần sàng lọc 9,4 đến 22,6 triệu người mỗi năm, điều trị cho 491.000 đến 1,2 triệu người và giảm các ca nhiễm mới.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Người đàn ông phát hiện khối u não lớn sau cơn đau đầu

Buổi tối trước ngày nhập viện, nam bệnh nhân bất ngờ đau đầu dữ dội, ngã vật xuống, người thân gọi không đáp.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm