Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Percy Jackson and The Sea of Monster: Yếu nội dung

Kịch bản sáng tạo nhưng đầy những lỗ hổng do không được khai thác triệt để.

Mặc dù đã có một số thay đổ lớn như thay đổi đạo diễn, cải tiến rất nhiều về mặt đồ họa kỹ xảo lẫn âm thanh nhưng Percy Jackson and The Sea Monster chỉ xứng đáng ở mức trung bình, ăn theo danh tiếng của bộ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Rick Riordan.

Tiếp nối mạch thời gian của phần trước, Percy (Logan Lerman) giờ đây đang sống một cuộc sống yên bình và an toàn cùng với những người bạn đặc biệt của mình tại trại của những á thần. Thế nhưng anh hùng thường không bao giờ được rảnh rỗi. Những tưởng như sau một loạt biến cố anh chàng sẽ có một cuộc sống an nhàn thì hiểm họa mới thực bắt đầu. Không có hòa bình vĩnh cửu, quái vật Kronos được đánh thức. Mục đích của nó là một lần nữa đưa đỉnh Olympus và lò đào tạo á thần chìm vào trong biển lửa. Định mệnh thay đổi, Percy lại bất đắc dĩ cứu thế giới thêm một lần nữa. Đích đến là Sea of  Monster nơi cất giữ bộ lông cừu vàng trong truyền thuyết, thứ sẽ cứu rỗi thế giới khỏi sự hỗn mang khi các thế lực bóng tối đang ngày càng củng cố sức mạnh

 

Việc chuyển thể từ tác phẩm văn học từ lâu đã không còn mới mẻ. Mỗi cách biến chuyển đều đem lại cho người xem một cái hay riêng. Một họa sĩ đã từng nói “không nên so sánh văn học và điện ảnh với nhau vì chúng vô cùng khập khiễng, văn học cuốn hút người ta bằng ngôn từ còn điện ảnh lại mê hoặc người xem bằng những thước phim tinh tế”. Tuy nhiên việc chuyển thể cũng nên nằm trong chừng mực và phải giữ nguyên ít nhiều nguyên tác.

Đạo diễn Thor Freudenthal đã có công lớn trong việc thay đổi hình ảnh của phim. Tất nhiên so với thời điểm của ba năm về trước mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Bối cảnh, các vị thần đều rất đẹp và sáng tạo. Người xem sẽ không khỏi trầm trồ thán phục bởi công nghệ kỹ xảo hiện đại với bờ biển đại dương nước trong veo với những loài quái vật kỳ bí, nhưng vô cùng hùng vỹ và bi tráng. Thor Freudenthal đã tạo ra được thế giới của riêng ông, đẹp lạ lùng tới mức bỏ xa cả nội dung của tiểu thuyết. Chính lý do này đã một phần đẩy mức hấp dẫn của phim lên cao nhưng cũng không khỏi vấp phải những ý kiến phản hồi của fan ruột Rick Riordan. Việc thay đổi này cũng làm phim có những điểm tích cực nhưng cũng có cái khiến tổng thể ban đầu trở nên phi logic, có lẽ việc quyết định hay hoặc dở cho vấn đề này nên để khán giả tự trả lời là công tâm nhất.

Kịch bản sáng tạo nhưng đầy những lỗ hổng do không được khai thác triệt để, những sự chuyển biến quá nhanh tính cách nội tâm nhân vật. Sự nhạt nhẽo hời hợt trong các diễn xuất của từng diễn viên. Bản thân nhân vật Percy (Logan Lerman) đóng vô cùng yếu ớt, không toát được cái chất á thần. Những nhân vật cùng trong nhóm như Annabeth (Alexandra Daddario) hay Tyson (Douglas Smith) chỉ dừng lại ở mức tròn vai.

Percy Jackson and the Sea of Monster không hẳn là thiếu đi những điểm cộng. Trong khi dàn diễn viên chính tỏ ra lép vế thì những vai phụ để lại được nhiều dấu ấn. Điển hình như Nathan Fillion khi ông đã vào vai rất tốt phiên bản Hermes hiện đại. Trong phim Fillion thể hiện là một người hài hước, dí dỏm và hay than vãn điều này kéo lại một chút hài hước và giải thoát khán giả khỏi cơn buồn ngủ mà phim đem tới. Hoặc lòng hận thù Luke và kế hoạch trả thù hiểm ác. Xem ra những vai phản diện hoặc trung lập còn thể hiện tốt hơn cả những nhân vật chính.

Việc phá bỏ cốt truyện chính vốn đã chặt chẽ của nhà văn Rick Riordan không phải là một ý tưởng thông minh, nhưng nó cũng không quá tồi. Chỉ có điều cách thể hiện của đạo diễn có phần hụt hơi và chưa thực sự hoàn thiện, và đây là một điều đáng tiếc đối với Percy Jackson and the Sea of Monster. Dẫu sao đây vẫn là bộ phim xem được nến ai không quá khắt khe và tò mò xem mọi thứ thay đổi trong phim như thế nào.

Minh Trí

Bạn có thể quan tâm