Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phải trả 2 USD cho một chiếc bát rỗng ở Singapore

Theo lời kể của thực khách, việc các quầy hàng tăng giá trong bối cảnh lạm phát là điều dễ hiểu, song tính tiền cả một chiếc bát rỗng để chia đồ ăn ra là điều khó chấp nhận.

Ngày 27/5, một khách hàng đã viết thư cho tờ Lianhe Zaobao (Singapore), chia sẻ trải nghiệm bất thường của mình tại khu đồ ăn Marine Parade, Asia One đưa tin.

Theo đó, người đàn ông và nhóm bạn đang ăn món tráng miệng cheng tng - một loại chè phổ biến ở Singapore - và anh muốn chia chỗ chè của mình sang một bát nhỏ hơn cho người khác ăn cùng. Do đó, nam thực khách đã xin người bán hàng một chiếc bát rỗng.

Trước sự ngạc nhiên, người đàn ông được thông báo rằng mình phải thêm trả 2,6 SGD (gần 2 USD) cho chiếc bát.

chat chem du khach anh 1

Một chiếc bát rỗng, không có thức ăn, được tính với giá 2,6 SGD khiến người ăn bất bình. Ảnh: Asia One.

"Đó là lần đầu tiên tôi gặp phải chuyện như thế này. Tôi có thể hiểu nếu người bán hàng tính thêm phụ phí dành cho đồ ăn mang đi, nhưng đối với một chiếc bát không thì thật vô lý", anh viết.

"Tôi, với tư cách là người tiêu dùng, có thể hiểu áp lực do lạm phát gây ra, nhưng một số việc tăng giá và phụ phí này gây khó chịu và có vẻ như một số người kinh doanh đồ ăn đang lợi dụng khách hàng", người này bày tỏ thêm.

Trong bài chia sẻ, người đàn ông thừa nhận rằng lạm phát ảnh hưởng đến toàn xã hội và việc chi phí sinh hoạt tăng lên là điều không thể tránh khỏi.

Để theo kịp lạm phát, một số người bán hàng rong ở Singapore đang tính thêm tiền cho các khoản gọi thêm như tương ớt và thậm chí cả nước đá. Điều này khiến không ít khách hàng bối rối bởi những thứ này vốn là đồ miễn phí.

Trả lời về vụ việc, một nhân viên họ Lin làm việc tại tiệm bán đồ tráng miệng này cho biết gian hàng đã ngừng cung cấp bát không cho khách hàng từ khoảng một năm trước.

chat chem du khach anh 2

Giá thực phẩm ngày càng tăng đang khiến các hộ kinh doanh trên đảo quốc sư tử phải xoay xở bằng cách tăng giá từ những vật dụng nhỏ nhất. Ảnh: Asia One.

“Chúng tôi tính toán doanh thu hàng ngày của cửa hàng bằng cách đếm số lượng bát đã sử dụng", cô giải thích.

Lin cũng tiết lộ rằng quầy hàng từng cung cấp thêm bát khi khách yêu cầu nhưng ngày nào cũng mất 2-3 cái vì một số khách không trả lại bát sau khi ăn xong món tráng miệng.

Trước đó, Kong MaLa, một người mua sắm, cũng đăng bài viết phàn nàn về việc phải trả tiền cho cốc nước đá có giá 1,4 SGD (khoảng 1 USD) tại trung tâm ẩm thực đường phố Amoy.

“Tôi khá sốc khi chủ quán đưa lại tiền thừa là mấy đồng lẻ sau khi nhận 2 SGD. Đó là con số quá đáng với một ly nước. Nó còn đắt hơn cả mua nước khoáng, cà phê hay trà”, cô gái than thở.

Trong phần bình luận, một số dân mạng đồng ý với Kong. Nhiều người nói rằng gian hàng đã lợi dụng thời tiết nắng nóng để điều chỉnh giá. Trong khi số khác cho hay họ gặp không ít quầy đồ uống tính phí từ 60 cent đến 1 SGD cho mỗi cốc nước đá.

Ăn buffet còn rẻ hơn món bình thường ở Hàn Quốc

Trong lúc những món rẻ tiền nhất ở hàng quán bình dân cũng tăng giá, các suất ăn buffet có mức giá trên dưới 20.000 won đang giúp dân văn phòng ở Seoul tiết kiệm và no lâu.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm