Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phạm Công Danh bị choáng, phải rời phòng xử án

Ông Phạm Công Danh bị choáng, phải rời phòng xử án để bác sĩ chăm sóc sức khoẻ trong phiên xét xử sáng 8/1.

Trầm Bê đã giúp sức Phạm Công Danh như thế nào? Trong giai đoạn 2 vụ án, Phạm Công Danh bị cáo buộc gây thiệt hại cho ngân hàng VNCB 6.127 tỷ đồng. Trong đó, Trầm Bê đã giúp sức cho ông Danh gây thiệt hại 1.800 tỷ đồng.

Sáng 8/1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với bị cáo Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng - VNCB), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT ngân hàng Sacombank) cùng 44 đồng phạm.

- Phiên tòa thuộc giai đoạn 2 của vụ án. Ông Phạm Công Danh cùng đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại cho VNCB 6.127 tỷ đồng. Trong đó, ông Trầm Bê bị cáo buộc tiếp tay cho ông Danh gây thiệt hại 1.800 tỷ đồng.

- Hơn 200 người được triệu tập, trong đó có những cái tên quen thuộc như ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV), ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Tín),...

- Đại diện 7 ngân hàng cũng được triệu tập, gồm: VNCB nay là CBBank, Sacombank, TPBank, BIDV, Agribank chi nhánh Tân Phú và Láng Hạ, Viet Capital Bank và OceanBank.

Phiên toà do thẩm phán Phạm Lương Toản (chánh án TAND TP.HCM) làm chủ toạ, dự kiến kéo dài từ 8/1-7/2.

  • 46 bị cáo

    xet xu pham cong danh tram be anh 1
  • 200 người được triệu tập đến toà

    Những con số trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh Ngày 8/1, TAND TP.HCM đưa vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm ra xét xử về tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Các bị cáo được dẫn giải đến toà sớm, an ninh thắt chặt

    6h45 các bị cáo được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải đến toà. Các luật sư và những người có nghĩa vụ liên quan tập trung rất đông trước sân toà. Đến 7h50, các bị cáo bắt đầu được dẫn giải vào phòng xử án.

    Trầm Bê xuất hiện tại toà với khuôn mặt hốc hác. Tuy nhiên, ghi nhận trước phiên toà, bị cáo khá tươi tỉnh. Trầm Bê trông khác nhiều so với trước khi bị bắt hồi tháng 8/2017. Ông Trầm Bê bị truy tố vì tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tại thời điểm bị bắt, ông Trầm Bê đang là Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.

    An ninh tại phiên toà được thắt chặt. Luật sư, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, phóng viên đều phải đi qua cửa kiểm tra an ninh và xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Lực lượng cảnh sát tập trung rất đông phía trong và nhiều vòng ngoài khu vực xử án. 

    Do số lượng bị cáo và người được triệu tập đến toà quá đông, phòng xử A của Toà án nhân dân TP.HCM chỉ đủ chỗ cho một số bị cáo và luật sư bào chữa. Những người khác ngồi ở sảnh phiên toà theo dõi qua màn hình. 

    Ảnh: Hải An - Tùng Tin.

    xet xu pham cong danh tram be anh 2
     
    xet xu pham cong danh tram be anh 3
     
    xet xu pham cong danh tram be anh 4
     
  • Phòng xử án kín người, luật sư phải đứng theo dõi phiên toà

    Nhiều người đến sau không còn chỗ ngồi trong phiên xử sáng 8/1. Thư ký toà nhiều lần nhắc nhở những người có nghĩa vụ liên quan và người nhà nhường chỗ cho luật sư và các thư ký có nhiệm vụ tại toà cùng những người có nghĩa vụ liên quan được triệu tập. Trong khi đó, nhiều luật sư không tìm được chỗ ngồi đành phải đứng để theo dõi phiên toà. Ảnh: Tùng Tin.

    xet xu pham cong danh tram be anh 5
     
    xet xu pham cong danh tram be anh 6
     


  • 46 bị cáo có mặt tại phiên toà

    8h30, phiên toà xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh chính thức bắt đầu. Thẩm phán Phạm Lương Toản (chủ toạ phiên toà) cho biết có 46 bị cáo có mặt tại phiên toà. Bị cáo Trầm Bê, Phạm Công Danh và đồng phạm bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Phiên toà sẽ kéo dài từ ngày 8/1 đến ngày 7/2. 

    Phiên tòa lần này triệu tập hơn 200 người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, có những cái tên quen thuộc như ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Trần Quý Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV),...

    Ngoài ra, có 7 đại diện ngân hàng cũng được triệu tập gồm: Ngân hàng thương mại THNN một thành viên Xây dựng Việt Nam (VNCB nay là CBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank, chi nhánh Tân Phú và Láng Hạ), Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên  Đại Dương.

    Ảnh: Tùng Tin - Hải An.

    xet xu pham cong danh tram be anh 7
     




  • Phiên toà không có vành móng ngựa

    8h40 Thẩm phán Phạm Lương Toản tuyên bố khai mạc phiên toà. Tiếp đó, Thẩm phán tiến hành kiểm tra lý lịch của các bị cáo.

    Đây là phiên toà áp dụng theo quy định mới, phiên toà không có vành móng ngựa. Chủ toạ Phạm Lương Toản gọi bị cáo Phạm Công Danh đứng trước bục khai lý lịch. Phạm Công Danh sinh năm 1965, trú tại quận 11 (TP.HCM), nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng. 

    Ảnh: Hải An - Tùng Tin

    xet xu pham cong danh tram be anh 8
     


  • Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng đồng phạm tại toà

    Phạm Công Danh, Trâm Bê cùng đồng phạm bị dẫn giải ra tòa Ông Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 đồng phạm có mặt tại phiên tòa sáng 8/11, an ninh được thắt chặt. Trong khi, hàng trăm người phải theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi.
  • Phạm Công Danh được cho ra ngoài để bác sĩ chăm sóc sức khoẻ

    9h43, chủ toạ Phạm Lương Toản phát hiện ông Phạm Công Danh tỏ ra mệt mỏi nên hỏi thăm sức khoẻ của bị cáo. Sau đó, chủ toạ cho phép lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo Danh ra khỏi phòng xử án để bác sĩ chăm sóc sức khoẻ.

    Trong khi đó, nhiều người vẫn tiếp tục đến theo dõi phiên xử đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh. Không đủ chỗ ngồi, nhiều người phải đứng, trong đó có cả một số luật sư và những người bị triệu tập đến phiên toà. Phiên toà tiếp tục với phần xét hỏi lý lịch các bị cáo. 
    Ảnh: Tùng Tin.

    xet xu pham cong danh tram be anh 9
     
    xet xu pham cong danh tram be anh 10
     
  • Bi cáo khóc tại toà

    Bị cáo Hồ Thị Đi, Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt, khóc trong phần thẩm tra lý lịch của mình. Bị cáo Đi bị Toà án TP Vinh xử 3 năm án treo trước đó.

    9h55, các bị cáo vẫn tiếp tục phần khai báo lý lịch.

  • Phạm Công Danh bị choáng tại toà

  • Trầm Bê khai lý lịch

    10h, bị cáo Trầm Bê được gọi lên vị trí khai báo để kiểm tra lý lịch. Hai tay đặt lên bục, giọng Trầm Bê khàn và khá nhỏ. Trầm Bê sinh ngày 10/9/1959 tại Trà Vinh, thường trú tại quận 6 (TP.HCM). Trước khi bị bắt, bị cáo là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Tín dụng Sacombank. Trình độ học vấn lớp 6/12. Ảnh: Tùng Tin - Hải An.

    Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi 'ở đợ' trở thành đại gia Trầm Bê

    Nhà nghèo nên học hết lớp 3 tại Trà Vinh, ông Trầm Bê được gia đình cho đi "ở đợ" nhà người bà con có xưởng sản xuất chén nhựa ở Vũng Tàu.

    xet xu pham cong danh tram be anh 11
     
    xet xu pham cong danh tram be anh 12
     
  • Trầm Bê khai báo tại toà

    Trầm Bê: Bị cáo chỉ học đến lớp 6 Đúng 10h, bị cáo Trầm Bê được gọi lên bục khai báo để kiểm tra lý lịch. Bị cáo bình tĩnh trả lời tất cả câu hỏi của chủ tọa.
  • Phiên toà tạm nghỉ

    11h, Chủ toạ Phạm Lương Toản tuyên bố phiên xét xử đầu tiên đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh tạm nghỉ. Phiên xét xử chiều sẽ bắt đầu lúc 14h. Chủ toạ lưu ý các luật sư và những người có nghĩa vụ liên quan đến đúng giờ.

    Phiên xét xử buổi sáng chỉ tập trung làm rõ phần lý lịch của các bị cáo và kiểm tra danh sách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

    Ảnh: Tùng Tin.

    xet xu pham cong danh tram be anh 13
     

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm