Thủy đậu và đầu mùa khỉ đều gây ra phát ban, mụn nước trên cơ thể. Ảnh minh họa: Freepik. |
Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là những bệnh do virus gây ra. Mặc dù khác nhau về mức độ lây lan, chúng có thể có các triệu chứng tương tự nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn phân biệt giữa hai loại bệnh này.
Thời điểm xuất hiện triệu chứng
Theo NDTV, thời kỳ ủ bệnh của 2 bệnh này cũng khác nhau. Đậu mùa khỉ mất từ 5 đến 21 ngày để ủ bệnh, trong khi bệnh thủy đậu mất từ 4 đến 7 ngày.
Sốt là triệu chứng thường gặp và xuất hiện đầu tiên ở cả 2 căn bệnh trên. Thông thường, sốt liên quan đến thủy đậu có thể xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban. Trong khi đó, sốt đậu mùa khỉ là 1-5 ngày.
Các hạch bạch huyết do đậu mùa khỉ sưng lên, trong khi các hạch bạch huyết của bệnh thủy đậu thì không. Đây có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để phân biệt giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa khỉ.
Dấu hiệu phân biệt khác là nhìn vào các vết loét. Vết loét do đậu mùa khỉ thường lớn và sâu hơn ở da so với thủy đậu. Chúng cũng xuất hiện và đóng vảy cùng một lúc, thường kéo dài khoảng 2-4 tuần. Trong khi thủy đậu xuất hiện từng đợt, tồn tại ngắn hơn, khoảng 2 tuần.
Khi bị thủy đậu, bạn có thể xuất hiện một số nốt mụn ở ngực, lưng và mặt, sau đó có đốm ở cẳng tay và ở chân. Những vết loét này thường chỉ gây ngứa, trong khi vết loét do đậu mùa khỉ lại rất đau.
Dưới đây là thứ tự xuất hiện các triệu chứng thường gặp của 2 căn bệnh này:
- Thủy đậu:
- Sốt
- Cảm thấy thờ ơ
- Đau đầu
- Đau bụng liên tục trong 1 ngày trở lên
- Phát ban da khó chịu và liên tục có thể xuất hiện dưới dạng vài mụn nước nhỏ (trong suốt hoặc màu trắng đục)
- Xuất hiện vảy sau khi vỡ mụn nước
- Da có vẻ loang lổ
- Các nốt ban biến mất
- Đậu mùa khỉ:
- Sốt
- Đau đầu
- Ớn lạnh
- Các hạch bạch huyết bị sưng
- Phát ban khó chịu, đau đớn
- Nổi mụn rát, sẩn, sau đó chứa đầy dịch và mụn mủ
- Các tổn thương đóng vảy, rụng dần và có thể để lại sẹo.
Các nốt phát ban, mụn xuất hiện ở bệnh thủy đậu và đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: The Ohio State University. |
Cách lây lan
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp với động vật, người hoặc đồ vật bị nhiễm virus. Virus này cũng lây truyền giữa các cá nhân thông qua các chất dịch cơ thể, quan hệ tình dục và dịch tiết đường hô hấp.
Các đồ vật bị dính virus như giường, quần áo và những thứ khác của người bệnh hoặc động vật cũng làm lây lan virus đậu mùa khỉ.
Trong khi đó, bệnh thủy đậu chỉ có thể lây lan qua đường hô hấp. Bạn có thể bị nhiễm virus thông qua tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu, bị lây nhiễm qua không khí từ người bệnh hắt hơi hoặc ho.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh thông qua việc lấy chất dịch cơ thể từ miệng, mũi hoặc mắt của trẻ bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị
Trong trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, phải tránh tiếp xúc với người bệnh, động vật hoặc bất kỳ vật dụng nào, chẳng hạn đồ đạc của người bị nhiễm bệnh. Những người tiếp xúc với người bị ảnh hưởng có thể được chủng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Trong trường hợp mắc bệnh thủy đậu, cần phải tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Vaccine thủy đậu vừa an toàn vừa hiệu quả.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.