Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phán quyết về vụ người đàn ông bị tố chụp lén chia rẽ người Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc đã triển khai nhiều chiến dịch nhằm giải quyết nạn quấy rối tình dục trên tàu điện ngầm. Nhưng một số vụ tố cáo sai đã gây ra phản ứng dữ dội trong dư luận.

Tòa án ở thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) mới đây đã bác bỏ đơn kiện của người đàn ông họ He, về việc anh muốn được bồi thường sau vụ bị hai phụ nữ đổ oan là chụp lén họ trên tàu điện ngầm hồi tháng 6.

Phán quyết trên đã chia rẽ dư luận Trung Quốc, với một bên ủng hộ và một bên cho rằng tòa đang thiếu công bằng với nam giới, Sixth Tone đưa tin.

Theo Tòa án số 1 Vận tải Đường sắt Thành Đô, ngày 11/6, hai phụ nữ họ Luo và Zheng đã cáo buộc He chụp ảnh dưới váy họ khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đôi giày của anh. Nhưng khi cảnh sát có mặt, họ đã kết luận không có camera nào được lắp trong giày.

Luo và Zeng đã xin lỗi He tại hiện trường và đề nghị thanh toán chi phí đi lại cho anh, nhưng He từ chối lời xin lỗi của họ.

Vào tháng 8, He đâm đơn kiện hai người phụ nữ và ban điều hành tàu điện ngầm. Anh yêu cầu có lời xin lỗi công khai được phát sóng tại ga tàu nơi vụ việc xảy ra trong 10 ngày liên tiếp, cùng với khoản tiền 50.000 nhân dân tệ (6.960 USD) để bồi thường thiệt hại và tổn thất về tinh thần.

Trong quyết định sơ thẩm được đưa ra hôm 12/12, tòa án phán quyết rằng hai người phụ nữ và ban điều hành tàu điện ngầm đã hành động phù hợp với pháp luật, đồng thời gửi lời xin lỗi tới He sau khi được xác nhận rằng anh không chụp lén.

Đối với cáo buộc của He cho rằng hai người phụ nữ đã xâm phạm quyền nhân thân của anh ta, tòa đổ lỗi cho chính He vì anh đã đăng thông tin sai lệch lên mạng sau vụ việc.

He thường xuyên đăng thông tin cập nhật về vụ kiện pháp lý của mình trên tài khoản Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) mà anh lập ra một ngày sau vụ việc. Hiện tài khoản của anh có hơn 247.000 người theo dõi.

Trong một video mới đăng vào ngày 13/12, He cho biết đang xem xét kháng cáo.

Chính quyền Trung Quốc đã triển khai nhiều chiến dịch nhằm giải quyết nạn quấy rối tình dục trên hệ điện ngầm. Tuy nhiên, một số cáo buộc sai sự thật đã tạo ra phản ứng dữ dội.

Vài ngày trước khi xảy ra vụ việc của He ở Thành Đô, một nữ sinh ĐH Tứ Xuyên cũng đã xin lỗi vì tố cáo sai một nam lao động nhập cư, nói rằng anh đã chụp lén dưới váy cô trên tàu điện ngầm.

Vụ việc làm dấy lên làn sóng chỉ trích lớn đối với sinh viên cũng như ĐH Tứ Xuyên, dân mạng đòi tẩy chay sinh viên tốt nghiệp ĐH Tứ Xuyên ở các doanh nghiệp. Trường đại học đã không đồng ý đuổi học nữ sinh trên, thay vào đó là quản chế cô.

Phán quyết lần này của tòa án Thành Đô đã gây chia rẽ cư dân mạng, với một số hashtag có liên quan nhanh chóng trở thành xu hướng trên Weibo.

Một số người ủng hộ việc tòa án bảo vệ phụ nữ bất chấp những lần tố cáo sai. "Cả nam giới và phụ nữ đều cần được hỗ trợ để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình… nhiều người bị chụp lén thực sự không biết hoặc ngại lên tiếng", một tài khoản bình luận.

Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng tòa án đang phân biệt đối xử với nam giới.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Người phụ nữ bị ghét nhất Australia được giải oan sau 20 năm ngồi tù

Kathleen Folbigg từng bị coi là nữ sát nhân hàng loạt tồi tệ nhất Australia với cáo buộc giết hại 4 đứa con của mình. Giờ đây, bà đã được giải oan.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm