Messi được khoác áo choàng khi nhận cúp vàng. Ảnh: PA. |
Ban tổ chức World Cup 2022 tiếp tục gây tranh cãi khi yêu cầu Messi mặc chiếc áo choàng màu vàng đen, trong lễ trao giải diễn ra vào ngày 19/12 (giờ Hà Nội).
Chiếc áo có tên gọi Bisht là một loại trang phục truyền thống, đặc biệt là ở Qatar, thường được mặc bởi các chiến binh Ả Rập sau khi giành chiến thắng và cả thành viên hoàng gia.
Ngay trước khi nâng cúp, Messi được chính Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani giúp khoác lên mình chiếc áo, giống như một sự công nhận, tôn vinh đặc biệt của chủ nhà dành cho nhà vô địch World Cup 2022.
Theo The Guardian, khoảnh khắc Messi mặc Bisht và nhận cúp thực chất là "cơ hội hoàn vốn lớn cho khoản đầu tư 220 tỷ USD của Qatar vào giải đấu". Người dân Qatar và trong khu vực dành nhiều lời khen ngợi khi trang phục truyền thống, một nét văn hóa địa phương được quảng bá, tôn vinh trong thời khắc thể thao trọng đại.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái ngược về việc Messi mặc chiếc áo này.
Phản ứng trái chiều về chiếc áo choàng Messi mặc lúc nâng cúp. Ảnh: The Guardian. |
Nhà báo thể thao người Anh Oliver Young-Myles cho biết: "Messi đã chờ đợi cả đời để nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới trong màu áo sọc trắng xanh của tuyển Argentina và khi thời khắc đó đến, anh ấy lại phải khoác lên mình chiếc áo choàng vàng đen".
Tariq Panja, đồng tác giả của Football's Secret Trade, chia sẻ: "Hơi kỳ lạ khi Messi mặc Bisht, chiếc áo choàng đen mà tiểu vương Qatar đã khoác cho anh ấy trước khi nâng cao chức vô địch World Cup".
Nhà báo BBC Pablo Zabaleta đặt câu hỏi: "Tại sao? Không có lý do gì để làm điều đó". Còn người dẫn chương trình Gary Lineker nhận định "thật xấu hổ khi áo đấu của Messi bị che khuất" trong "khoảnh khắc kỳ diệu".
Tối 18/12, trận chung kết nghẹt thở giữa đội tuyển Argentina và Pháp kết thúc với chiến thắng chung cuộc thuộc về đội bóng đến từ Nam Mỹ. Messi cuối cùng đã có thể hoàn thành giấc mơ mang cúp vàng về cho người hâm mộ xứ Tango.
Sau chung kết, Messi cũng xác lập nhiều kỷ lục cá nhân. "El Pulga" vượt qua Lothar Matthaus để trở thành cầu thủ ra sân nhiều nhất tại World Cup (26 trận). Anh cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn xuyên suốt các vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết.
Cảm xúc tiêu cực tuổi 20
The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.