Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phạt 10 triệu đồng nếu ép học sinh học thêm, 15 triệu nếu sửa điểm thi

Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được Bộ GD&ĐT đưa ra, theo đó sẽ phạt tiền từ 8 đến 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm.

Cụ thể, về vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm, dự thảo Nghị định ghi rõ: Phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất; phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm.

Phạt 8 đến 10 triệu đồng nếu ép học sinh học thêm

Phạt từ 3 đến 5 triệu đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa.

Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép. Phạt tiền từ 8 triệu đến 10 triệu đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông.

Đặc biệt, phạt tiền từ 8 đến 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn; phạt tiền từ 8 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Du thao Nghi dinh Xu phat vi pham hanh chinh GD anh 1
Phạt 8 đến 10 triệu đồng nếu ép học sinh học thêm. Ảnh minh họa.

Phạt 10 đến 15 triệu với hành vi sửa điểm bài thi trái quy định

Mục 6 của dự thảo quy định các hình thức xử phạt về sai phạm trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Theo đó, phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi. Từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng nếu thông tin sai sự thật về kỳ thi, từ 10 triệu đến 12 triệu đồng đối với hành vi làm mất bài thi.

Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau đây:

Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi; từ 2 triệu đến 3 triệu nếu làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài. Từ 3 triệu đến 5 triệu đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác.

Hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định hoặc nhập điểm vào máy vi tính không đúng với điểm thực tế của bài thi bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; đánh tráo bài thi hoặc lấy bài của thí sinh này giao cho thí sinh khác phạt từ 15 triệu đến 20 triệu, phạt từ 20 triệu đến 25 triệu đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định hoặc chấm thi không đúng hướng dẫn.

Dự thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp hết ngày 25/11.

THPT quốc gia không phải là kỳ thi '2 trong 1'

Ông Mai Văn Trinh khẳng định kỳ thi THPT quốc gia mục đích chính, quan trọng nhất là dùng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở cho các trường đại học tuyển sinh.

https://laodong.vn/giao-duc/phat-10-trieu-dong-neu-ep-hoc-sinh-hoc-them-15-trieu-dong-cho-hanh-vi-sua-diem-bai-thi-633488.ldo

Theo Nguyễn Hà / Lao Động

Bạn có thể quan tâm