Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mắc bệnh truyền nhiễm vì ho suốt 3 tuần

Dù đã mua thuốc tự điều trị tại nhà, nhiều trẻ em ho lâu ngày không khỏi, đi khám mới phát hiện mắc ho gà, viêm phổi...

Nhiều trẻ ho kéo dài đến khám tại khoa Khám và điều trị tự nguyện, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Khoa Khám và điều trị tự nguyện, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho hay mới đây tiếp nhận một em bé 2 tháng tuổi nhập viện vì ho dai dẳng liên tục trong 3 tuần.

Ban đầu, những cơn ho thường kéo dài và xuất hiện nhiều về đêm. Dù đã được điều trị tại một phòng khám tư, triệu chứng của trẻ vẫn không đỡ. Thậm chí, bé ho nhiều hơn, đến mức tím tái nên được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện.

Tại đây, từ kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng, em bé được chẩn đoán mắc bệnh ho gà. Sau khi điều trị theo phác đồ, trẻ giảm ho, sức khoẻ ổn định và sớm được cho ra viện.

Cách đây 2 tháng, bé T.T.Q. (16 tháng) đến khám vì ho khò khè tái phát nhiều lần. Trước đó, bé có từng được điều trị viêm phổi không ít lần.

Sau khi khai thác bệnh sử và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ chẩn đoán bé Q. mắc viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Trẻ được điều trị theo phác đồ, dùng kháng sinh, thở khí dung.

Ngoài ra, khoa cũng từng ghi nhận trường hợp bé trai 9 tuổi vào viện vì ho đờm, ho từng cơn ở nhà. Trong một tháng mắc bệnh, trẻ được bố mẹ tự cho uống thuốc tại nhà.

Phải đến khi nhập viện, làm các xét nghiệm, bệnh nhi mới được chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae. Sau 14 ngày điều trị theo phác đồ, bé hết ho, ăn uống tốt.

Đây là một trong rất nhiều trường hợp trẻ em đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vì ho lâu ngày không khỏi dù đã được điều trị trong thời gian dài. Trong đó, rất nhiều trường hợp trẻ ho kéo dài liên tục trên 4 tuần mới đi khám.

Đa số các trường hợp này là ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi). Độ tuổi trẻ học tiểu học mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 5-10%.

Ho kéo dài là biểu hiện của việc mắc các bệnh đường hô hấp do nhiều nguyên nhân. Triệu chứng này sẽ không hết nếu như không xác định rõ và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thuý Dung, Trưởng khoa Khám và điều trị tự nguyện, ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trẻ ho kéo dài không chỉ do mắc các bệnh lý ở phổi mà còn các bệnh ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh tim mạch, ho do thuốc, thậm chí do tâm lý... Trong đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến bệnh lao và hen suyễn.

Tất cả trẻ có tình trạng ho kéo dài đều nên được đi khám, xét nghiệm đầy đủ để xác định nguyên nhân và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Người thân cần đưa con đi khám gấp nếu có các dấu hiệu cảnh báo như khó thở, ho ra máu, ho khởi phát đột ngột sau khi ăn hay chơi (gợi ý dị vật đường thở), ho kèm sốt cao, ho khạc đàm đặc, màu xanh vàng, có mùi hôi...

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Virus quen thuộc khiến em bé phải thở máy

Em bé chưa đầy một tháng tuổi suy hô hấp, phải thở máy sau khi nhập viện vài ngày do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).

Linh Thuỳ

Bạn có thể quan tâm