Mất khứu giác, vị giác trở thành triệu chứng rõ ràng ở người mắc Covid-19 ngay từ đầu đại dịch, thậm chí kéo dài sau đó, trở thành di chứng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.
Một nghiên cứu khám nghiệm tử thi được công bố trên tạp chí JAMA Neurology ngày 13/4 cho thấy hiện tượng mất mùi, vị khi mắc Covid-19 không phải do virus.
Nghiên cứu phân tích dữ liệu dịch mũi, dây thần kinh và não của 23 người tử vong vì Covid-19. Kết quả này được cho là đánh giá chi tiết nhất về tác động của nCoV với hệ thống khứu giác, vị giác của con người.
Các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins, Mỹ, kết luận tình trạng viêm không do virus là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất mùi, vị trong và sau khi mắc Covid-19. Nó cho thấy phương pháp điều trị bằng thuốc chống viêm có thể ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng hoặc lâu dài đến các cơ quan này.
Phát hiện này dựa trên việc kết hợp nhiều dữ liệu về ảnh hưởng của SARS-CoV-2 với khứu giác con người. Một số dữ liệu trước đây cho thấy virus có thể lây nhiễm vào dây thần kinh mang tín hiệu mùi đến não hay còn gọi là tế bào thần kinh khứu giác. Do đó, các giác quan bị mất chức năng có thể do nhiễm trùng trực tiếp. Song, ở nghiên cứu mới, các tác giả phát hiện virus không có trong những tế bào thần kinh này.
23 tử thi của người mắc Covid-19 gồm 9 người bị mất hoàn toàn hoặc một phần khứu giác, vị giác. Họ nhận thấy điều này khi kiểm tra tế bào thần kinh khứu giác trong niêm mạc mũi, mạch máu và số lượng các sợi trục khứu giác ở mỗi bệnh nhân. Các tác giả cũng xem xét những chấn thương đối với khứu giác, phần não nơi nhận tín hiệu khứu giác và xác định xem có sự hiện diện của SARS-CoV-2 hay không.
Họ so sánh kết quả nghiên cứu với 14 người chết vì các nguyên nhân khác và không mắc Covid-19 cũng như không bị mất mùi, vị.
So với nhóm đối chứng và F0 không bị thay đổi mùi, vị, những bệnh nhân Covid-19 bị mất khứu giác, vị giác gặp nhiều tổn thương ở niêm mạc mũi, mạch máu nhiều hơn. Trong khi đó, số lượng các sợi trục khứu giác lại ít hơn đáng kể.
Tuy nhiên, tổn thương mô khứu giác này không liên quan mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, chỉ có 3/23 bệnh nhân có vật liệu di truyền của nCoV trong khứu giác. Trong số 3 người này, chỉ một người báo cáo về tình trạng mất khứu giác. Hai người còn lại không bị mất vị giác. Các kết quả này cho thấy "bệnh lý khứu giác không phải do virus trực tiếp gây tổn thương".
Theo các tác giả, phát hiện của họ cho thấy nhiễm nCoV ở biểu mô khứu giác dẫn đến viêm. Từ đó, các nốt viêm làm tổn thương các tế bào thần kinh, giảm số lượng sợi trục gửi tín hiệu đến não và cuối cùng dẫn đến rối loạn chức năng khứu giác.
Rối loạn chức năng khứu giác có thể nghiêm trọng đến mức gây mất mùi, vị trong thời gian dài, thậm chí là tổn thương vĩnh viễn. Kết quả này cũng mang đến hy vọng mới trong điều trị triệu chứng Covid-19 kéo dài. Đó là nếu nguyên nhân gây mất khứu giác, vị giác là do viêm mà không phải trực tiếp do virus, chúng ta có thể dùng chất chống viêm để điều trị.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.