Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện thêm ca nghi mắc bạch hầu ở Hà Tĩnh

Người đàn ông ở Hà Tĩnh cho hay cách đây 5 ngày có đi từ Đắk Lắk về. Sau đó 4 ngày gần đây, người này xuất hiện đau rát họng, ngứa niêm mạc mắt.

Người dân phun xịt khử khuẩn. Ảnh: Duy Anh.

Sáng 10/7, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã tiếp nhận bênh nhân là P.H.D. (56 tuổi, trú tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Người đàn ông này nhập viện trong tình trạng đau rát họng, đau cổ, ngứa niêm mạc mắt.

Bệnh nhân cho hay cách đây 5 ngày có đi từ Đắk Lắk về, sau đó 4 ngày gần đây xuất hiện các triệu chứng trên.

Qua thăm khám, các bác sĩ thấy có giả mạc màu nâu, bám dính, dễ chảy máu, không gây chèn đường thở và được chẩn đoán nghi ngờ mắc bạch hầu.

Chiều 9/7, ông D. được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Hà Nội, để xét nghiệm khẳng định bệnh và điều trị. Thời điểm chuyển viện sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Theo Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca), Bắc Giang (1 ca), Nghệ An (1 ca), trong đó một trường hợp ở Nghệ An không qua khỏi.

Theo các bác sĩ, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Những người tiếp xúc gần như sống cùng hộ gia đình, làm việc cùng nhóm, cùng sinh hoạt cộng đồng, đi chung thang máy, phương tiện công cộng... rất dễ mắc bệnh.

Vì vậy, các chuyên gia nhấn mạnh khi phát hiện người mắc bệnh bạch hầu, chúng ta phải cho bệnh nhân cách ly, điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Bên cạnh đó, những người tiếp xúc gần cũng cần uống thuốc kháng sinh dự phòng.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Con tôi hiện được 2 tháng tuổi, mới tiêm mũi 1 của vaccine có phòng bệnh bạch hầu. Xin hỏi bác sĩ khi nào tôi cần cho bé tiêm mũi thứ 2?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm