Cán bộ y tế điều tra véc tơ gây bệnh viêm não Nhật Bản tại nhà bệnh nhi. Ảnh: CDC Đắk Lắk. |
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, đây là trường hợp thứ 3 mắc viêm não Nhật Bản của tỉnh này trong năm nay.
Bệnh nhi là H.N.R.N. (nữ, 8 tuổi, trú tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk). Theo người nhà bệnh nhi, ngày 17/7, bệnh nhi khởi phát các triệu chứng sốt cao, đau đầu. Người nhà đưa trẻ đi khám và nhập Trung tâm Y tế huyện Krông Năng điều trị.
Đến ngày 20/7, bé N. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán sốt cao kéo dài, theo dõi viêm não màng não. Ngày 25/7, kết quả xét nhiệm trẻ dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.
Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, CDC Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Krông Năng và Trạm Y tế xã Ea Hồ điều tra véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản.
Theo kết quả điều tra, môi trường xung quanh nhà bệnh nhân có ao hồ, nước đọng, gần nhà có ruộng lúa, các hộ xung quanh nhà bệnh nhân có nuôi bò, heo. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh viêm não Nhật bản sinh sôi, phát triển.
Trong khi đó, tại nhà bệnh nhi ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là vector truyền bệnh viêm não Nhật Bản B tại cộng đồng. Cơ quan y tế cũng xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân và tăng cường công tác truyền thông cho người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản B.
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.