![]() |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại và kết quả thi vừa được công bố đã mở màn cho giai đoạn quan trọng bậc nhất của hành trình tuyển sinh đại học - đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng. Khác với mọi năm, dữ liệu phổ điểm năm nay phản ánh rõ nét sự thay đổi về cấu trúc đề thi và mặt bằng học lực thí sinh, tạo ra những biến động đáng kể về xu hướng điểm chuẩn.
Phổ điểm giảm sâu, điểm chuẩn dự kiến hạ nhiệt
Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm trung vị của toàn bộ kỳ thi năm nay là 4,6, thấp hơn 2,2 điểm so với năm 2024 (6,8 điểm). Đây là mức giảm sâu nhất trong ba năm gần đây, cho thấy đề thi có tính phân hóa cao và phần đông thí sinh có kết quả thi dưới mức trung bình.
Các môn vốn là thành phần chính trong các tổ hợp xét tuyển đại học như Toán, Vật lý, Hóa học và Tiếng Anh đều ghi nhận mức điểm trung bình giảm đáng kể. Chẳng hạn, điểm trung bình môn Toán chỉ đạt khoảng 5,4, thấp hơn cùng kỳ năm trước hơn 0,6 điểm. Trong khi đó, môn Tiếng Anh được phản ánh là “khó hơn dự đoán” vẫn giữ mặt bằng ổn định nhưng số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên không nhiều.
![]() |
Thí sinh cần đánh giá đúng vị trí của mình để chọn nguyện vọng phù hợp và kịp thời nắm cơ hội. |
Cùng với dữ liệu phổ điểm, nhiều chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra nhận định: Điểm chuẩn đại học năm 2025 sẽ có xu hướng giảm, đặc biệt với các tổ hợp truyền thống như A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh), B00 (Toán - Hóa - Sinh) và D01 (Toán - Văn - Anh). Trong các tổ hợp này, môn Toán đóng vai trò trọng yếu, nhưng lại là môn có điểm trung bình và điểm trung vị sụt giảm mạnh nhất.
Một số phân tích từ nhóm nghiên cứu tuyển sinh tại Hà Nội và TP.HCM cho rằng mức giảm điểm chuẩn có thể dao động 1-3 điểm ở các trường top giữa và nhóm trường có tính cạnh tranh vừa phải. Ở nhóm trường tốp trên, điểm chuẩn nhiều ngành có thể vẫn giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ, nhưng gần như sẽ không tăng so với năm 2024.
Trong bối cảnh đó, thí sinh cần chủ động đánh giá lại khả năng cá nhân so với mặt bằng chung thông qua phổ điểm và thang điểm chuẩn những năm gần đây của các trường mình dự kiến đăng ký.
Cân nhắc chiến lược xét tuyển phù hợp
Thời điểm này là lúc việc sắp xếp nguyện vọng không còn là chọn trường “mơ ước” thuần túy mà cần trở thành một bài toán chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế. Nguyện vọng 1 - vốn được ưu tiên xét tuyển trước tiên - nên được đặt vào ngành học phù hợp nhất với năng lực, tổ hợp thế mạnh và cả cơ hội học bổng, nhằm tối ưu khả năng trúng tuyển.
Đáng lưu ý, thí sinh không được chọn tổ hợp xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh, mà chỉ đăng ký theo ngành và trường. Vì vậy, việc chọn ngành học và trường có mức điểm phù hợp với tổ hợp mạnh nhất của mình là yếu tố then chốt để tăng cơ hội trúng tuyển.
Một thí sinh có điểm thi không nổi bật ở tổ hợp A00 nhưng lại cao hơn ở tổ hợp D01 sẽ có lợi thế rõ rệt nếu chọn đúng ngành và trường có xu hướng ưu tiên tổ hợp D01. Do đó, việc tham khảo kỹ điểm sàn và các tổ hợp xét tuyển của từng trường là cần thiết, thay vì chỉ dựa vào tên ngành hay danh tiếng trường một cách cảm tính.
![]() |
Tâm lý “giữ trường mơ ước hay chọn an toàn” đang khiến nhiều thí sinh bối rối. |
Đây cũng là lý do ngày càng nhiều chuyên gia khuyên thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng cần phân tầng rõ ràng từ nguyện vọng cao, vừa sức đến an toàn, để mở rộng cửa vào đại học, thay vì dồn hy vọng vào lựa chọn duy nhất mang tính may rủi.
Trong bối cảnh điểm chuẩn dự kiến giảm và thí sinh có nhiều phân vân về khả năng cạnh tranh, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) nổi lên như một lựa chọn đáng cân nhắc ở nguyện vọng 1, không chỉ vì mức điểm nhận hồ sơ hợp lý, mà còn bởi mô hình đào tạo gắn thực tiễn, chương trình song ngữ rõ nét và chính sách học bổng linh hoạt.
Ngày 16/7, trường chính thức công bố điểm sàn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT là 15 điểm cho tất cả ngành. Đồng thời, phương thức xét học bạ cũng tiếp tục được mở đến ngày 28/7, với điểm sàn 18, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả lớp 12 để tăng khả năng trúng tuyển.
Điểm đáng chú ý là UEF không chỉ mở nhiều phương thức tuyển sinh, mà còn đồng thời triển khai chính sách học bổng theo nhiều tiêu chí từ điểm thi tốt nghiệp, điểm học bạ đến chứng chỉ IELTS (từ 5.5 trở lên). Mức học bổng dao động từ 25%, 50% đến 100% học phí toàn khóa. Đặc biệt, 1.000 thí sinh đầu tiên hoàn tất thủ tục nhập học còn nhận thêm hỗ trợ học phí 5 triệu đồng. Đây là những ưu đãi thực chất, đúng thời điểm, giúp thí sinh vững tâm lựa chọn ngay từ nguyện vọng đầu tiên.
![]() |
Đây là thời điểm vàng để thí sinh linh hoạt tổ hợp, ưu tiên xét học bạ và chọn nguyện vọng có chiến lược. |
Với nhiều bạn trẻ, điểm cộng lớn của trường còn nằm ở môi trường đào tạo song ngữ, nơi hơn 50% thời lượng học tập sử dụng tiếng Anh, và các chương trình trải nghiệm quốc tế được triển khai từ năm nhất.
Nhìn tổng thể, UEF đang mở ra một phương án vào đại học “vừa sức” về mặt điểm chuẩn, “vừa tầm” về học phí và “vừa ý” cho những ai mong muốn môi trường học hiện đại, thực tế, có cơ hội kết nối doanh nghiệp ngay từ sớm. Trong giai đoạn ngắn ngủi còn lại trước khi chốt nguyện vọng, đây có thể là một lựa chọn chiến lược, thực tế, chủ động và giàu tiềm năng cho thí sinh 2k7.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) nhận hồ sơ xét học bạ THPT đến ngày 28/7. Độc giả tìm hiểu và đăng ký chương trình tại đây.
Hotline: 02871085555, 02822362222 hoặc 0949981717
Facebook fanpage: facebook.com/uef.edu.vn
Website: uef.edu.vn
Zalo: uef.edu.vn/zalo