Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Phố mua sắm đắt đỏ nhất thế giới bị soán ngôi

Via Monte Napoleone của Milan (Italy) chính thức "đánh bại" Upper Fifth Avenue của New York (Mỹ) để trở thành phố mua sắm đắt đỏ nhất thế giới trong bối cảnh "cầu vượt quá cung".

Các thương hiệu xa xỉ danh tiếng vẫn chi trả số tiền lớn cho mặt bằng tại phố mụa sắm đắt đỏ. Ảnh: Vanity Fair.

Sự thay đổi này cũng đánh dấu lần đầu tiên một thành phố châu Âu đứng đầu bảng xếp hạng.

Theo báo cáo được công bố vào ngày 20/11 của tập đoàn bất động sản Cushman & Wakefield, giá thuê trên con phố Via Monte Napoleone (Italy) tăng 11% trong 12 tháng qua, lên mức 21.094 USD/ m2, do cầu vượt quá cung.

Trong khi đó, giá thuê mặt bằng kinh doanh trên phố Upper Fifth Avenue (Mỹ), từ số nhà 49 đến 60, vẫn giữ nguyên trong 2 năm liên tiếp, ở mức khoảng 20.610 USD, theo CNN.

pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 1pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 2
pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 3

Phố Via Monte Napoleone (Milan, Italy) đứng đầu danh sách phố mua sắm đắt đỏ năm nay, vượt qua Upper Fifth Avenue (New York, Mỹ). Ảnh: Bloomberg.

Giá thuê phố xa xỉ gia tăng

Ngoài 2 vị trí dẫn đầu, New Bond Street của London (Anh) vượt qua Tsim Sha Tsui của Hong Kong (Trung Quốc) để giành vị trí thứ 3, với giá thuê là 18.154 USD/ m2, tăng 13% trong năm qua.

Đại lộ Avenue des Champs Élysées mang tính biểu tượng ở Paris (Pháp) bảo toàn vị trí thứ 5 với giá thuê mặt bằng là 13.206/ m2. Mức giá này tăng 10% so với năm ngoái.

Nhìn chung, các địa điểm tại Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng nhanh, nổi bật. Giá thuê mặt bằng tại các quốc gia châu Âu như Italy, Pháp, Anh cũng tăng đều. Nhu cầu thuê không gian kinh doanh xa xỉ phẩm không có dấu hiệu giảm sút.

Theo Thomas Casolo, giám đốc bán lẻ của Cushman & Wakefield tại Italy, Via Monte Napoleone ngắn hơn nhiều so với Fifth Avenue, New Bond Street và Champs Élysees. Đặc điểm này góp phần đẩy giá thuê lên cao hơn, đưa con phố này vào vị trí số một bảng xếp hạng năm nay.

pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 4pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 5
pho mua sam,  Fifth Avenue,  Via Monte Napoleone,  New Bond Street,  Gucci,  Kering,  Hermes,  Versace,  Cartier,  Bottega Veneta,  Celine anh 6

Bên cạnh cửa hàng Gucci tại phố Upper Fifth Avenue (New York, Mỹ), tập đoàn xa xỉ Kering còn mua lại một toà nhà trên phố mua sắm hàng đầu Via Monte Napoleone (Milan, Italy). Ảnh: Michael M. Santiago.

Vẫn thuê đất 'vàng' dù kinh doanh ảm đạm

Đây là năm thứ 34 Cushman & Wakefield theo dõi và báo cáo giá thuê tại 138 điểm đến bán lẻ hàng đầu trên toàn thế giới. Theo Robert Travers, giám đốc bán lẻ khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của tập đoàn bất động sản này, những địa điểm nằm trong bảng xếp hạng có nguồn cung khá hạn chế.

Do đó, giá thuê mặt bằng vẫn tăng đều, bất chấp thị trường bán lẻ khó khăn. Robert Travers cho biết các thương hiệu xa xỉ đang tăng số lượng cửa hàng vật lý ở các phố mua sắm hàng đầu, gia tăng tính cạnh tranh, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu mua sắm trực tiếp và trải nghiệm không gian trưng bày ấn tượng.

"Tỷ lệ mặt bằng trống đặc biệt eo hẹp, dẫn đến giá thuê đắt đỏ", Robert Travers nói.

Hồi tháng 4, tập đoàn hàng hoá xa xỉ Kering, chủ sở hữu của thương hiệu Gucci, trả 1,4 tỷ USD để mua lại một toà nhà trên phố mua sắm hàng đầu thế giới Via Monte Napoleone. Chanel và Gucci cũng lần lượt mở cửa hàng trên con phố này trong năm qua, xuất hiện bên cạnh Hermès, Versace, Cartier, Bottega Veneta và Celine.

Ngoài ra, sự tăng giá thuê trên tuyến phố sang trọng này trong năm qua cũng phản ánh thị trường du lịch xa xỉ bùng nổ tại Milan - nơi tổ chức một trong những tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới. Các lễ hội thiết kế nội thất cũng thường xuyên diễn ra tại thành phố này.

Theo báo cáo của tổ chức hỗ trợ khách hàng sở hữu khối tài sản lớn di cư Henley & Partners, nhiều người giàu mong muốn chuyển đến sinh sống tại thành phố này, bị thu hút bởi ưu đãi về thuế và thủ tục di cư đơn giản.

Cảnh trái ngược ở thị trường local brand Việt

Trong khi các thương hiệu thời trang nội địa Lep’, Elpis, Catsa đồng loạt đóng cửa vào cuối năm nay, một số local brand như FANCì Club hay L Soul lại đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm