Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phố ông đồ ở TP.HCM nhộn nhịp trong ngày đầu mở cửa

Tranh thủ cuối tuần, nhiều bạn trẻ, gia đình đến phố ông đồ ở Nhà văn hóa Thanh Niên để mua sắm, chụp ảnh. Các hoạt động tại đây sẽ diễn ra từ hôm nay đến 12h ngày 31/1 (29 Tết).

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 1

Ngày 16/1, lễ hội Tết Việt 2022 chính thức mở cửa đón khách đến tham quan, chụp ảnh và mua sắm. Đây là sự kiện đón năm mới hàng năm của Nhà văn hóa Thanh Niên, được giới trẻ háo hức, mong chờ.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 2

Ngoài khu ẩm thực, các quầy thư pháp của ông đồ, lễ hội Tết Việt 2022 còn có thêm nhiều không gian tái hiện lại cảnh đẹp, giá trị văn hoá của vùng quê Nam bộ. Điểm nhấn của sự kiện này là vườn mai rực rỡ và phố ông đồ trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP.HCM).

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 3

Các tiểu cảnh mới lạ, độc đáo thu hút nhiều người dân ghé qua chụp ảnh check-in. Một số bạn trẻ còn đầu tư thiết bị chuyên nghiệp để có những tấm ảnh ưng ý.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 4

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên, chia sẻ với Zing mỗi năm, ban tổ chức đều nỗ lực tạo ra những không gian mới mẻ, độc đáo nhưng vẫn duy trì nét đặc sắc của làng nghề truyền thống. Chợ nổi trên không, lồng đèn đỏ, gian hàng lá dừa… được các nghệ nhân tự tay trang trí tỉ mỉ. “Vẫn là vườn mai, phố ông đồ nhưng chúng tôi phát triển ở góc độ nghệ thuật có nhiều sắc thái hơn”, ông Phúc cho hay.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 5

Lễ hội Tết Việt 2022 sẽ phục vụ người dân từ 16/1 đến trưa 31/1 (29 Tết). Sau đó, sự kiện này chỉ duy trì không gian đến hết mùng 5 cho khách chụp hình, còn tiết mục biểu diễn, phố ông đồ sẽ tạm ngưng để gắn kết những hoạt động du lịch khác.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 6

Đây là năm thứ 9 Minh Đức (sinh năm 1990) ngồi cho chữ ở phố ông đồ. Không nhập được mặt hàng mới do dịch, năm nay anh chỉ bày bán những vật phẩm, quà lưu niệm cũ. “Cứ đến giáp Tết là tôi ra đây cho chữ. Các chữ cầu may mắn, bình an như Phúc, Lộc, Thọ, Như Ý, Cát Tường được khách đặt mua nhiều nhất”, anh Đức nói.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 7

Do năm ngoái về quê sớm, chưa có cơ hội đến phố ông đồ, Út Nhàn (sinh năm 1997) và Phan Linh (sinh năm 1998), cùng ngụ quận 10, tranh thủ cuối tuần ghé qua đây để tham quan, chụp ảnh. Theo cảm nhận của Nhàn, dù mới là ngày đầu mở cửa, không khí ở đây đã rất đông đúc, nhộn nhịp. Sau khi check-in xong, đôi bạn dự định đạp xe dạo quanh một vòng trung tâm thành phố để kết thúc ngày nghỉ ngơi cuối tuần.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 8

Chị Vũ Phượng (sinh năm 1987, quận Bình Thạnh) cho biết phố ông đồ là điểm đến quen thuộc với gia đình chị vào mỗi dịp Tết. Nhằm tránh cảnh đông đúc, nhà chị Phượng tranh thủ đi sớm để chọn được vị trí đẹp.

Pho ong do o TP.HCM nhon nhip trong ngay dau tien mo cua anh 9

Do là ngày cuối tuần, nhiều bạn nhỏ được bố mẹ dẫn đi chơi, chụp ảnh Tết sớm. Ngoài có những tấm hình lung linh, khách tham quan còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm như xếp lá dừa, nặn tò he...

Thiếu lao động dịp Tết, chủ quán ở TP.HCM chạy bàn thay nhân viên

Ngành dịch vụ, giải trí ở TP.HCM gặp khó vì thiếu lao động. Hầu hết nhân sự cũ đều đã về quê, ngại trở lại thành phố khi Tết Nguyên đán cận kề.

Chí Hùng - Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm