Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phòng ngừa tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc nhờ giải mã gene

Thực trạng "một liều thuốc điều trị cho tất cả" đang góp phần làm tăng nguy cơ người bệnh gặp phải những phản ứng có hại, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

“Ứng dụng dược lý học di truyền trong lâm sàng” là một trong những hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. GS.BS.TTND Đỗ Tất Cường - Chủ tịch Hội đồng cố vấn lâm sàng Hệ thống Y tế Vinmec, cố vấn khoa học GeneStory - đã chia sẻ về thực trạng “một liều thuốc điều trị cho tất cả”, từ đó hướng tới tìm kiếm giải pháp giảm phản ứng có hại của thuốc đối với người dùng.

Vấn đề phản ứng có hại của thuốc

Để minh họa cho hiệu quả của việc ứng dụng di truyền vào dự phòng nguy cơ phản ứng có hại của thuốc, GS George P. Patrinos - Giám đốc Khoa học tổ chức The Golden Helix Foundation (Anh), đồng chủ tịch mạng lưới hợp tác y học hệ gene toàn cầu (G2MC), cố vấn chiến lược của GeneStory - đã dành phần lớn thời gian nói về U-PGx. Đây là một dự án nghiên cứu lớn ở châu Âu bắt đầu từ tháng 1/2012, với sự tham gia của 7 quốc gia, 8.000 bệnh nhân và nguồn quỹ 15 triệu euro.

Kết quả cho thấy việc tiến hành xét nghiệm gene liên quan đến dị ứng và đáp ứng thuốc đã giúp giảm tới 50% số ca nhập viện do phản ứng thuốc. Quan trọng hơn, trên 30% bệnh nhân đáp ứng tốt với liều chỉ định theo kiểu gene. Từ thành công này, ứng dụng của giải mã gene và dược lý di truyền được lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều quốc gia.

Ung dung giai ma gene anh 1

GS Patrinos cho biết ứng dụng giải mã gene để giảm phản ứng có hại của thuốc đang được triển khai rộng rãi và thu được kết quả tích cực.

Trong khi đó tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tần suất xảy ra dị ứng, phản ứng có hại của thuốc của người Việt ở mức rất cao so với thế giới. Theo kết quả của Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn, cứ 5 người sử dụng thuốc điều trị thần kinh (carbamazepine) thì có hơn một người đối diện nguy cơ chịu phản ứng có hại nghiêm trọng. Trong khi đó, cứ 10 người sử dụng thuốc điều trị gout (allopurinol) thì có 1,5 người đối diện nguy cơ tác dụng phụ.

TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - cũng chia sẻ tỷ lệ xảy ra tổn thương nghiêm trọng về da gây ra bởi thuốc và yếu tố di truyền tại Việt Nam cao hơn 17-20 lần so với người châu Âu. Đáng ngại hơn, chi phí điều trị các tổn thương này chiếm tới 1/6 thu nhập bình quân đầu người của người Việt.

Điều này đặt ra nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp tiên lượng nguy cơ phản ứng phụ của thuốc, trong đó có dược lý di truyền - khoa học nghiên cứu phản ứng của thuốc lên cơ thể quy định bởi bộ gene.

Ung dung giai ma gene anh 2

GS.TS.TTND Đỗ Tất Cường cho rằng các đơn vị y tế, dược và di truyền cần phải chung tay để giúp người dân hưởng lợi nhiều nhất.

Dự phòng phản ứng từ giải mã gene

GS.TS.NGƯT Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng Đại học Dược Hà Nội - cho rằng chính sách bảo hiểm chưa linh hoạt là một trong những rào cản khiến người dân khó tiếp cận các dịch vụ liên quan đến xét nghiệm gene tại Việt Nam.

Ở góc nhìn khác, trong vai trò lãnh đạo và chuyên gia lâm sàng hàng đầu, GS Đỗ Tất Cường chia sẻ: “Việc cần làm bây giờ là nâng cao nhận thức của các bác sĩ lâm sàng về lĩnh vực dược lý di truyền. Từ đó, mối liên kết giữa lâm sàng, dược và di truyền được đẩy mạnh, tạo ra nền tảng vững chắc, giúp tối ưu hiệu quả và chi phí chữa trị, dự phòng các tác hại không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh”.

Song song đó, PGS.TS Phùng Thanh Hương - Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Đại học Dược Hà Nội - đề cao sự cần thiết của việc kết hợp nhiều công nghệ như phòng thí nghiệm, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… để giảm chi phí, đồng thời tăng mức độ khả thi ứng dụng điều trị cá nhân hóa vào môi trường y tế Việt Nam.

Ung dung giai ma gene anh 3

Các chuyên gia thống nhất cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông về tầm quan trọng của xét nghiệm giải mã gene đối với sức khỏe.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm cũng thống nhất cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục liên quan tới dược lý di truyền, để người dân hiểu được tầm quan trọng của các xét nghiệm giải mã gene đối với sức khỏe.

Kết thúc hội thảo, GS Patrinos bày tỏ sự tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành quốc gia điển hình trong khu vực về thực hiện dược lý di truyền hiệu quả, đặc biệt với sự đồng hành của một số đơn vị hàng đầu như Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF), CTCP GeneStory và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. “Các bạn đã có một tầm nhìn rõ ràng, việc cần làm bây giờ là trở thành người tiên phong”, GS Patrinos khẳng định.

CTCP GeneStory là một trong 3 đại diện đồng tổ chức hội thảo “Ứng dụng dược lý học di truyền trong lâm sàng”. GeneStory hiện là đơn vị tiên phong và duy nhất tại Việt Nam cung cấp các báo cáo về dược lý di truyền thông qua giải mã gene với hơn 100 chỉ số về khả năng đáp ứng thuốc. Bên cạnh đó, các báo cáo của GeneStory còn tiết lộ đa dạng chỉ số về nguy cơ bệnh, thể chất, dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần cho cả người lớn và trẻ em. Độc giả truy cập tại đây để biết chi tiết.

Trà An

Bạn có thể quan tâm