Theo phong tục của người Việt, tắm lá mùi vào ngày cuối năm được xem là một trong những nét đẹp văn hoá nhân dịp Tết đến xuân về.
Sáng ngày 30 Tết, khắp đầu làng, ngõ xóm, người ta đều nhìn thấy hình ảnh của mẹ, của bà tay xách nách mang những bó mùi thơm về nhà cho con cháu.
Tuy nhiên, không nhiều người biết rõ nguồn gốc của phong tục này hay lý do tại sao người Việt lại chọn lá mùi thay vì loại lá thơm nào khác?
Theo phong tục của người Việt, tắm lá mùi vào ngày cuối năm được xem là một trong những nét đẹp văn hoá nhân dịp Tết đến xuân về. |
Mùi là loại rau của mùa đông. Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt. Mùi già cho hương thơm rất sâu và đọng lại rất lâu. Tắm xong, cả nhà vẫn phảng phất hương đến vài ba ngày Tết.
Hương thơm lá mùi không chỉ mang đến sự dễ chịu mà còn giúp giải toả căng thẳng, phục hồi sức khoẻ.
Đồng thời, hương của lá cây mùi có vị cay, ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này còn có tính sát khuẩn, kháng khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có thể giảm viêm da, chống viêm nhiễm…
Vì vậy, theo quan niệm của người xưa, tắm lá mùi già dịp cuối năm là cách để gột bỏ những điều chưa may mắn, những muộn phiền để chuẩn bị cho một năm mới hứa hẹn thành công và hạnh phúc hơn.
Theo quan niệm của người xưa, tắm lá mùi già dịp cuối năm là cách để gột bỏ những điều chưa may mắn. |
Vào những ngày cuối năm, bên cạnh nồi bánh chưng thơm lừng, chậu nước lá mùi cũng là mùi hương không thể thiếu.
Nhiều bạn trẻ còn vui đùa rằng khi mẹ quên mua lá mùi để tắm thì đồng nghĩa với việc Tết còn rất xa. Dù là ở miền quê hay thành thị thì vào dịp Tết, người Việt cũng không quên tắm lá mùi như một cách làm trôi sạch đi những thứ tanh tao của năm cũ, chỉ giữ lại cảm giác thanh sạch, sảng khoái đón năm mới về.