Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Dù đi xa tới đâu, người trẻ Việt vẫn không quên trở về nhà dịp Tết

Trên con đường chinh phục ước mơ, người trẻ có thể rời xa gia đình cả năm dài, nhưng cứ độ Tết đến xuân về, nỗi nhớ nhà cồn cào lại thúc giục họ trở về mà không cần được nhắc nhở.

Trên con đường chinh phục ước mơ, người trẻ có thể rời xa gia đình cả năm dài, nhưng cứ độ Tết đến xuân về, nỗi nhớ nhà cồn cào lại thúc giục họ trở về mà không cần được nhắc nhở.

Cả năm bận đi làm, đi học, thường xuyên quên gọi điện về nhà hỏi thăm bố mẹ, ngày nghỉ trong năm cũng chỉ để du lịch khắp nơi chứ điểm đến chẳng khi nào là nhà, vậy mà cứ cách Tết khoảng hai tuần, bạn trẻ nào cũng bất giác “đứng ngồi không yên”, bắt đầu tính xem khi nào được nghỉ, nên mua quà Tết gì về cho gia đình…

Hoàng Huy (24 tuổi, Bắc Ninh) kể về những ngày cuối năm Kỷ Hợi của mình: “Mình là kế toán, nên gần Tết là khoảng thời gian bận rộn nhất. Nhưng mỗi lần nhìn qua cửa sổ phòng làm việc, thấy mọi người dưới đường tấp nập đi sắm quà Tết, sắm mai đào… trong lòng mình dâng lên cảm giác nhớ nhà khó tả”.

Quê ở Bắc Ninh, sau khi tốt nghiệp đại học, Huy ở lại Hà Nội và làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu. Công việc bận rộn, lại đang trong quá trình phấn đấu cho sự nghiệp, nên anh ít khi được về nhà. “Gần 2 năm nay, số lần mình gặp bố mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay”, Huy thú nhận.

Huy cho biết anh rất sợ những chiều đông Hà Nội cuối năm, khi khung cảnh trước cửa phòng trọ lẫn công ty đều trở nên ảm đạm, lạnh lẽo, người ra vào vội vã, chẳng ai kịp nhìn mặt ai. Điều đó làm anh cảm thấy lạc lõng: “Có hôm, chiếc loa phường trước cửa nhà trọ bật bài hát Nhớ về Hà Nội, tự nhiên mình rơm rớm nước mắt”.

Cùng chung tâm trạng, Thu Ngọc (29 tuổi, An Giang) - nhân viên một công ty đa quốc gia có trụ sở tại TP.HCM cũng không khỏi nóng lòng khi đồng nghiệp xung quanh đã bắt đầu hỏi thăm nhau khi nào về quê, đã mua vé tàu xe, máy bay chưa.

Ngọc cũng như bao người trẻ xuất thân tứ xứ khác, phải rời xa quê hương, hy sinh niềm vui bên gia đình để tìm kiếm một tương lai tươi sáng nơi đô thị. Suốt cả một năm dài làm việc cật lực, Ngọc thậm chí chẳng có thời gian để ngủ đủ 8 tiếng. Thế nên nỗi nhớ nhà dường như là một thứ cảm xúc xa xỉ đối với cô.

Vậy mà khi phố phường đã trang hoàng lớp áo mới đón xuân, hàng quán bắt đầu bật bài hát “Happy New Year” quen thuộc, Ngọc và những người trẻ khác dần buông bỏ “deadline”, bỏ qua các cuộc hẹn cuối tuần để rục rịch chuẩn bị về nhà.

“Người trẻ thế hệ Y và Z tụi mình lúc nào cũng yêu thích trải nghiệm cái mới, ai cũng muốn rời xa vòng tay gia đình để được tự do bay nhảy, theo đuổi ước mơ ở thành phố lớn. Tụi mình có thể duy trì năng lượng để làm việc, học tập suốt cả năm. Thế mà không hiểu sao, cứ đến cận Tết, ai cũng trùng xuống, bớt nói, bớt cười, bớt hối hả với vòng xoáy cuộc sống”, Ngọc chia sẻ.

Khoảng thời gian chờ đợi nghỉ Tết, tưởng như là một gánh nặng của người trẻ xa nhà, hóa ra lại trở thành thứ cảm xúc thiêng liêng mà ai cũng mong ngóng, thậm chí còn là cơ hội để người trẻ hiểu thêm về chính bản thân mình.

Ngọc Khánh (26 tuổi, Hà Nội) từ thủ đô vào miền Nam lập nghiệp ngót nghét hai năm tâm sự rằng đất Sài thành đã mang đến cho anh những trải nghiệm chưa từng có trước đây.

bia saigon anh 1

“Khi còn ở Hà Nội, sống với gia đình, mình không biết quý trọng khoảng thời gian ở cùng bố mẹ. Từ khi vào TP.HCM làm việc, mình trưởng thành hơn, biết quan tâm và thăm hỏi các cụ nhiều hơn. Mình cũng rất háo hức đến Tết để về nhà, mang theo thùng bia Saigon Special đặc trưng của miền Nam cùng những trải nghiệm đáng nhớ để kể với gia đình”, anh bật mí.

Vào giây phút các bạn trẻ nhận ra “À, thì ra đã sắp Tết” cũng là lúc họ vội vã bỏ lại công việc đang làm để mua vé tàu, vé xe, vé máy bay về nhà ăn Tết.

Ai cũng cố gắng hoàn thành công việc thật nhanh, để tranh thủ về sớm hơn mọi ngày, tạt qua siêu thị mua hộp bánh, thùng bia mang về biếu bố mẹ, hay cái áo mới cho các em. Trong mỗi khu xóm trọ, cảnh người trẻ ra vào tấp nập, dọn dẹp phòng ốc, ăn uống chia tay, gói ghém đồ đạc… diễn ra sôi động còn hơn cả phiên chợ Tết.

Tết không chỉ là những ngày bắt đầu của một năm mới, mà còn cơ hội để gia đình đoàn viên. Dù với bất kỳ thế hệ nào, khác biệt đến đâu, họ luôn muốn trở về nhà vào dịp Tết, kể cả những người trẻ hiện đại.

“Tết là dịp duy nhất trong năm tụi mình có thể hoàn toàn xả hơi, trở lại làm trẻ con trong mắt bố mẹ”, Khánh khẳng định.

Sự háo hức được về nhà ăn Tết của các bạn trẻ không chỉ đơn thuần vì đó là một kỳ nghỉ, mà còn là cơ hội được “sống thật” với bản thân.

“Đi làm cả năm, đối diện với áp lực từ đồng nghiệp, sếp, đối tác, khách hàng… khiến mình luôn phải gồng mình lên, tỏ ra trưởng thành, phải ganh đua, phải nói những điều người khác muốn nghe, và phải cười dù trong lòng muốn khóc… Vậy nên, khi được trở về nhà, bọn mình chỉ muốn cởi bỏ ‘áo giáp’, trở lại làm đứa con bé bỏng, hậu đậu của bố mẹ”, Thu Ngọc tâm sự.

“Khi ở trên thành phố, mình thậm chí còn không được ngủ đủ giấc. Về nhà thật tuyệt”, Hoàng Huy phấn khởi. Về nhà, đối với người trẻ, giống như trở về lâu đài tuổi thơ, nơi họ được trở lại thành cô công chúa nhỏ, cậu hoàng tử bé của bố mẹ.

Vậy nên, nỗi nhớ nhà của mỗi bạn trẻ xa quê có thể khác nhau, nhưng hình dung về niềm hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của họ đều giống nhau: Đó là bữa cơm đầu tiên đón con trở về của bố mẹ, khi người trẻ đang hào hứng được tâm sự với người thân về những việc mà họ đã làm được suốt một năm qua, là khi họ đang rất đói và thèm lắm bữa ăn gia đình sau một chuyến đi dài.

“Cả năm trời ăn cơm đường cháo chợ nhạt nhẽo, mình chỉ thèm một bữa ăn đậm vị Tết truyền thống với gia đình, có bánh chưng, thịt gà, giò lụa… nghĩ đến thôi đã muốn chảy nước miếng”, Khánh cho biết.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay của ngon vật lạ, bữa cơm đó chỉ đơn thuần là những món ăn quen thuộc mà mẹ nấu giỏi nhất, với chén cơm được đích thân bố đơm cho, với những lon Bia Saigon mà con vừa mua ở tiệm tạp hóa đầu ngõ… Cả gia đình cùng cụng ly, để chào đón những đứa con xa nhà nay đã trở về, và chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, hạnh phúc.

Nhiều thập kỷ qua, Bia Saigon và các sản phẩm của Sabeco đã luôn đồng hành cùng người Việt Nam khắp 3 miền, gắn kết các thành viên gia đình trong những bữa ăn đầm ấm sum vầy.

Cả năm vất vả, Tết này, bạn trẻ hãy cùng Bia Saigon trở về nhà sum họp cùng gia đình, cùng nhâm nhi ly bia, vừa kể cho nhau nghe những vui buồn của năm cũ, những dự định đầy hứa hẹn của năm mới. Mỗi người đều sẽ có một cái “Tết lên như Rồng - Gắn kết như Rồng” của riêng mình.

Giang Quốc Hoàng

Đồ họa: Nguyên Phương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm