Đòi hỏi quá mức từ chính trẻ hoặc những người khác: Nhiều bậc phụ huynh đòi hỏi con phải đạt điểm cao. Và khi trẻ không đáp ứng được những kỳ vọng này, cha mẹ tức giận, phạt trẻ. Điều này khiến con sợ thất bại và đặt ra yêu cầu quá mức cho bản thân. Chúng cũng sẽ cảm thấy thất vọng khi không đạt được điểm số mong đợi. Ảnh: Playfulnotes. |
Sợ làm người khác thất vọng: Theo tạp chí You Are Mom, giống lý do thứ nhất, nhiều trẻ lo lắng sự yếu kém của mình có thể làm gia đình buồn, thất vọng. Trẻ sợ rằng chúng có thể không đáp ứng được những kỳ vọng mà người khác mong muốn. Ảnh: Parentology. |
Thiếu tự tin: Thông thường, sự thiếu tự tin vào kỹ năng và khả năng của bản thân sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kém và thất bại. Nhiều người, kể cả trẻ em, cảm thấy bản thân kém cỏi và điều này dẫn đến sợ hãi, lo lắng. "Sẽ không suôn sẻ đâu", "Mình sẽ trượt bài kiểm tra này", "Mình sẽ không biết câu trả lời", "Mình học vẫn chưa đủ": Đây đều là những cụm từ vang lên trong tâm trí của những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp. Và hậu quả là gì? Trẻ sẽ càng bị điểm kém và dễ dàng thất bại hơn. Ảnh: Medium. |
Trẻ được bao bọc quá kỹ: Cha mẹ luôn can thiệp, giúp con trước khó khăn có thể khiến trẻ ỉ lại và khó có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Mặt khác, nhiều trẻ sẽ dần cảm thấy chúng không được cha mẹ tin tưởng, khiến bé nghi ngờ khả năng của bản thân. Lâu dần, trẻ sẽ có tâm lý né tránh thử thách, sợ thất bại khi thật sự phải tự giải quyết vấn đề. Ảnh: Parentcure. |
Thường xuyên bị so sánh: Việc bị so sánh với ai đó, đặc biệt là anh chị em trong nhà hoặc bạn bè, khiến trẻ ngày càng cảm thấy mình kém cỏi. Trẻ sẽ nghĩ rằng dù cố gắng cũng không thể vượt qua được người khác. Ảnh: Kidipedia. |