Các chuyên gia cảnh báo không nên lấy đi giờ ra chơi của trẻ vì ảnh hưởng đến cảm xúc, thể chất. Ảnh: NPR. |
Học viện Nhi khoa Mỹ chỉ ra sự cần thiết của giờ giải lao, tương tự ăn trưa hoặc đi vệ sinh. Nghỉ giải lao là điều bắt buộc đối với sức khỏe tâm thần của trẻ - vốn đang ở mức độ được quan tâm cao nhất.
Nghiên cứu đã phát hiện ra hơn một phần năm trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 17 mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, cảm xúc hoặc hành vi. Trong khi đó, các chương trình như dự án Liink của Đại học Texas Christian đã phát hiện ra việc có một giờ giải lao giúp giảm 70% căng thẳng và lo lắng mạn tính, tăng cảm xúc tích cực lên 17% và thậm chí còn có tác động thể chất như tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh hơn ở trẻ em.
Một số quận và tiểu bang thậm chí còn có các biện pháp bắt buộc khác ngoài việc hạn chế giờ giải lao cho trẻ em. Ví dụ, Đạo luật về Trường học Lành mạnh của DC khẳng định giờ giải lao không bị tước bỏ vì học sinh phải có ít nhất 20 phút trong thời gian giải lao, mặc dù đạo luật này khuyến nghị nên cho các em trọn một giờ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng lưu ý 60 phút trở lên "hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ hàng ngày" được khuyến nghị cho trẻ từ 6 đến 17 tuổi.
Giờ giải lao giúp cân bằng cảm xúc của trẻ
Nhà tâm lý học Lara Goodrich cho biết giờ giải lao rất quan trọng về mặt quy định để “kiểm soát cảm xúc và hành vi của một người hành xử theo cách phù hợp với môi trường của chúng ta”. Những đứa trẻ không thể kiểm soát cơ thể, miệng, xung lực, không ở trong không gian lý tưởng để học.
Ví dụ, Đạo luật Trường học Lành mạnh của DC giải thích giờ giải lao sẽ bù đắp điều đó bằng việc “thiết lập lại nhận thức”, giúp trẻ em không chỉ điều chỉnh bản thân mà còn học hiệu quả hơn, vì thời gian nghỉ giải lao là điều cần thiết để duy trì.
"Đối với trẻ em, trong một môi trường học đường có cấu trúc, việc đạt được tất cả mốc quan trọng trong học tập, có được sự giải phóng là điều cần thiết. Nghỉ giải lao có thể đốt cháy cảm giác tức giận hoặc căng thẳng, để trẻ nhận được không khí trong lành và vitamin D", nhà tâm lý học Lara Goodrich nói thêm.
Cựu giáo viên, hiệu trưởng và tác giả sách Stephanie Krauss nói bỏ giờ ra chơi thường "có hại" cho trẻ em. “Nếu trẻ gặp vấn đề về hành vi liên quan đến chức năng điều hành hoặc hành vi có thể liên quan đến các vấn đề lo lắng, căng thẳng, bạn đang lấy đi cơ hội để trẻ thiết lập lại và điều chỉnh cảm xúc. Vì vậy, trẻ quay trở lại lớp học với cảm xúc rất tồi tệ”, bà cho biết.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi đang cảm thấy xấu hổ
Tiffany Alston, một người mẹ có con mắc lỗi trong giờ học và bị phạt trong giờ ra chơi bức xúc kể lại: "Thật nhục nhã khi tất cả bạn cùng lớp nhìn con tôi bị phạt trong khi chúng vui đùa, lăn lộn trong giờ ra chơi".
Cựu giáo viên Stephanie Krauss cho biết đối với những đứa trẻ nhạy cảm hoặc có nhận thức xã hội, việc bị bỏ rơi có thể làm trầm trọng thêm cảm xúc và suy nghĩ. "Khi họ bị bỏ rơi trong môi trường tập thể, họ có thể gặp phải sự kỳ thị xã hội nặng nề", bà nói.
Nhà tâm lý học Lara Goodrich nói rằng điều đó cũng tạo ra sự khó lường trong một ngày của trẻ khi liên tục có khả năng mất giờ ra chơi. Cô nói: “Họ thấy bản thân khác với những đứa trẻ xung quanh. Điều đó khiến trẻ nghĩ 'tôi xấu, tôi sai và những người khác đều có thể thành công'. Nếu một đứa trẻ nhận được thông điệp đó quá nhiều, đó là niềm tin thực sự đáng buồn và không mong muốn”.
Giờ ra chơi có rất nhiều lợi ích cho trẻ như bình ổn lại cảm xúc, hoạt động thể chất để cơ thể năng động hơn. Ảnh: Reuters. |
Cái kết "đứng dựa tường" xem giờ ra chơi
Theo Michael Amick, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bellevue ở Pittsburgh, Mỹ, đã có một sự thay đổi chậm chạp từ những hậu quả trong quá khứ để ủng hộ Can thiệp và Hỗ trợ Hành vi Tích cực (PBIS). Đây là khuôn khổ mà một số trường học đã bắt đầu sử dụng, mang lại nhiều khuyến khích hơn và khen thưởng cho những hành vi tích cực của trẻ.
Nếu giáo viên từ chối hoặc “lấy” một cái gì đó, nó phải có chủ ý. Hiệu trưởng Michael Amick muốn "loại bỏ thông lệ" không cho trẻ ra chơi.
"Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề hơn trong ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thể chất của trẻ hoặc khiến chúng tức giận cả ngày vì mất giờ ra chơi yêu thích. Một điều tôi không thích là vi phạm của học sinh không liên quan gì đến giờ ra chơi", ông nói.
Là một nhà giáo dục, Michael Amick không muốn bọn trẻ luôn phải “cẩn trọng về lời nói và hành vi cả ngày”, lo lắng mình có thể làm sai khiến chúng mất giờ ra chơi. Điều đó làm tăng sự lo lắng và tầm quan trọng của giờ giải lao.
Phản hồi với trường học về hậu quả khi bị lấy mất giờ ra chơi
Hiệu trưởng Michael Amick nói nếu phụ huynh lo lắng về bất kỳ hậu quả nào mà con họ nhận được ở trường, tốt nhất là hãy nói chuyện trực tiếp với giáo viên. Hãy trình bày rõ ràng điều phụ huynh băn khoăn, lý do và phương án hỗ trợ giáo viên. Giáo viên cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn khi kỳ vọng thay đổi, để họ cảm thấy có thể đưa ra những phương hướng thay thế phù hợp hơn cho trẻ.
Nhà tâm lý học Lara Goodrich hy vọng nhiều trường học sẽ triển khai các chương trình cùng với sự hỗ trợ của giáo viên giúp xoa dịu trẻ em đang trở nên mất kiểm soát hoặc có vấn đề về hành vi. Đây là điều mà phụ huynh nên ủng hộ trường học của con.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.