Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ khó từ chối 'việc nội trợ' ở văn phòng

Theo quan sát của giáo sư Rosabeth Moss Kanter tại Đại học Harvard, phụ nữ đảm nhận phần lớn “công việc nội trợ văn phòng” nhưng không được đề bạt hay nhận lương thưởng xứng đáng.

Các "công việc nội trợ văn phòng" thường được mặc định dành cho nữ giới.

Lên kế hoạch cho các bữa tiệc, đặt đồ ăn, ghi chép cuộc họp là một trong những nhiệm vụ thường được gắn cho phụ nữ tại phần lớn công ty, hay còn gọi là “công việc nội trợ văn phòng”, theo Forbes.

Những trách nhiệm này góp phần giúp nơi làm việc hoạt động suôn sẻ nhưng lại ít được chú ý khi đề bạt hoặc tăng lương.

Mặc dù cũng tiêu tốn thời gian và năng lượng để hoàn thành, chúng được coi là những đóng góp tầm thường hoặc không quan trọng cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia ước tính nữ giới phải nhận những nhiệm vụ không tên nhiều hơn 29% so với nhóm còn lại.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phụ nữ không tình nguyện làm những đầu việc này vì họ giỏi hơn hay thích chúng. Vấn đề nằm ở chỗ định kiến ​​giới đã tồn tại sâu sắc khiến nhóm nhân viên nữ thường được mong đợi sẽ hoàn thành tốt các “công việc nội trợ văn phòng” hơn nam giới.

Với họ, việc tránh những trách nhiệm này không đơn giản như từ chối yêu cầu giúp đỡ.

cong viec noi tro anh 1

Những nhiệm vụ không tên có thể ảnh hưởng đến công việc hiện tại của nhân viên. Ảnh: Pexels.

Các nhà nghiên cứu cho biết vì khuôn mẫu giới sẵn có, phụ nữ e ngại có thể làm mất lòng cấp trên và đồng nghiệp nếu không đồng ý hỗ trợ.

Sheryl Sandberg, cựu Giám đốc điều hành Facebook, người từng được xem là “đồng CEO”, có quyền lực tương đương với Mark Zuckerberg, cùng nhà tâm lý học Adam Grant đã nêu ra tình trạng này trong một bài viết về vai trò “nội trợ văn phòng”.

Theo bà Sandberg, đây là một thực tế đáng buồn tại nhiều công ty trên khắp thế giới.

“Khi đàn ông không giúp đỡ thì là bận rộn, trong khi phụ nữ được xem là ích kỷ”, bà cho hay.

Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý học Madeline Heilman tại Đại học New York điều hành, những người tham gia đã đánh giá hiệu suất của nhân viên nam và nữ khi đưa ra yêu cầu ở lại để giúp đồng nghiệp chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng.

Đàn ông được đánh giá cao hơn 14% so với phụ nữ nếu đồng ý tan ca muộn. Khi cả hai đều từ chối, nữ giới bị chấm điểm thấp hơn nhóm còn lại 12%.

Từ dữ liệu thu được, các nhà phân tích đúc kết sau khi hoàn thành nhiệm vụ từ cấp trên, nam giới thường khả năng được đề nghị thăng chức, tham gia các dự án quan trọng, tăng lương thưởng hơn nhóm nữ.

cong viec noi tro anh 2

Theo chuyên gia, những công việc không liên quan đến nhiệm vụ chính nên được chia đều công bằng. Ảnh: CNA.

Theo quan sát của giáo sư Rosabeth Moss Kanter tại Đại học Harvard, phụ nữ đảm nhận phần lớn “công việc nội trợ văn phòng” nhưng không được đền đáp.

Joan C. Williams, giảng viên tại Đại học California, nhận thấy rằng không ít chuyên gia nữ trong lĩnh vực kinh doanh, luật và khoa học vẫn phải giúp mang trà bánh, trả lời điện thoại và ghi chép.

Các hoạt động này không chỉ tốn kém thời gian mà còn khiến họ có thể bỏ lỡ cơ hội trong sự nghiệp.

Trong cuốn sách “Glass Walls: Shattering The Six Gender Bias Barriers Still Holding Women Back At Work”, hai tác giả Amy Diehl và Leanne Dzubinski đã đưa ra những cách giúp phụ nữ vượt qua nhiều vấn đề liên quan đến giới tại nơi làm việc.

Cả hai cho rằng các nhân viên nên áp dụng quy trình luân phiên nhau nhận "công việc nội trợ văn phòng" thay vì đổ hết cho phái nữ.

“Ví dụ, bạn có thể nói: ‘Lần trước tôi đã ghi chép cuộc họp, lần này hãy để người khác’ hoặc ‘Tuần này tôi sẽ dọn tủ lạnh, nhưng chúng ta hãy phân công lịch trình cho thời gian tới’”, bộ đôi tác giả chia sẻ.

Ngoài ra, việc đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ không tên cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ của công việc hiện tại.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu.

Thế hệ thừa kế công ty gia đình ở Trung Quốc

Khi Steven Du tiếp quản nhà máy của cha mẹ ở Thượng Hải, một trong những thay đổi đầu tiên anh thực hiện là bật hệ thống sưởi vào mùa đông, điều trước đây chưa hề có.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm