Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ thấm thía nỗi cô đơn khi sống một mình

Phụ nữ sống một mình không hề cô đơn. Nhưng dịch Covid-19 xuất hiện. Nó như “gáo nước lạnh” dội sạch đi những lợi ích, đồng thời nhấn mạnh vào khó khăn mà phụ nữ đang đối mặt.

Zing trích dịch bài đăng Washington Post, đề cập đến khía cạnh khó khăn trong đời sống của những phụ nữ độc thân mùa dịch.

Khi đại dịch cúm năm 1918 lan rộng, phần lớn phụ nữ hoặc đang ở cùng bố mẹ, hoặc sống với chồng con.

Hiếm thấy một cô gái nào ở thế kỷ 20 lựa chọn sống một mình, hoặc kiếm đủ tiền để tự trang trải cuộc sống. Độ tuổi trung bình kết hôn của nữ giới tại Mỹ thời điểm đó là 21.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra ở 100 năm sau lại cho thấy một xã hội hoàn toàn khác. Chỉ tính riêng tại Mỹ có xấp xỉ 23,5 triệu phụ nữ sống một mình.

Độ tuổi trung bình kết hôn của nữ giới nâng lên con số 28. Số lượng phụ nữ độc thân hiện cũng lớn hơn bao giờ hết, nhất là khi nhiều người lựa chọn sống một mình hết đời.

phu nu doc than mua dich anh 1

Ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn sống một mình. Ảnh: Getty Images.

Phụ nữ sống một mình nhưng không hề cô đơn. Họ phát triển khả năng giao tiếp và kết nối trong vài thập kỷ qua dù không kết hôn hoặc không có bạn cùng phòng.

Theo các nghiên cứu, khi nữ giới sống độc thân, họ đầu tư vào sở thích nhiều hơn, duy trì tình bạn cũng như xây dựng kết nối với mọi người hiệu quả hơn nam giới.

“Số lượng người tôi gặp hồi độc thân còn nhiều hơn sau khi đi lấy chồng. Tôi thoải mái đi chơi tối, tham dự nhiều concert hơn và tới xem các trận đấu bóng chày ở sân vận động thường xuyên hơn”, nhà văn Rebecca Traister viết trong cuốn All the Single Ladies (tạm dịch: Hỡi tất cả cô gái độc thân).

Nhưng dịch Covid-19 xuất hiện. Nó như một “gáo nước lạnh” dội sạch đi những lợi ích thường thấy, đồng thời nhấn mạnh vào khó khăn mà phụ nữ phải đối mặt khi sống độc thân trong thời điểm này.

Cô gái 24 tuổi cô đơn khi tự cô lập

Kể từ khi việc học Thạc sĩ bị gián đoạn vì nhà trường đóng cửa tránh dịch, Maria Salinas (24 tuổi) loanh quanh cả ngày trong căn hộ 1 phòng ngủ ở Boston (Mỹ). Ngoài ra, cô luôn nhận được cuộc gọi của mẹ ruột từ Lima (Peru) vào đúng 8 giờ sáng hàng ngày.

Sự việc diễn ra đều đặn đến nỗi Maria không cần phải nhìn vào màn hình để biết ai gọi vào khung giờ đó. Đôi lần, cô đã thử nói dối mẹ để có thể chợp mắt thêm vài phút nhưng đều không thành.

phu nu doc than mua dich anh 2

Maria Salinas tái phát bệnh trầm cảm sau một thời gian cô lập trong phòng.

“Bà ấy luôn nói rằng ‘Mẹ đẻ ra con mà, con nghĩ sao mẹ lại không biết cho được?’”, Maria kể lại.

Tòa nhà này từng có nhiều bạn bè của Maria sinh sống, cho tới khi họ lần lượt trở về quê nhà do Covid-19. Cô cũng muốn trở về với gia đình nhưng biên giới Peru đã đóng cửa. Cô liền nghĩ đến việc chuyển tới New York sống cùng các chị gái trong mùa dịch, nhưng họ không đồng ý vì tình hình nơi đây ngày càng xấu đi.

Maria đành phải sống một mình. Chỉ sau vài ngày, những dấu hiệu của bệnh bệnh trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý bắt đầu xuất hiện. Maria lo lắng và cần một ai đó ở bên. Vì vậy, cô nhờ mẹ giúp đỡ.

Kể từ đó, những cuộc điện thoại của mẹ cô xuất hiện đều như vắt tranh. Bà thúc giục con gái từ việc ăn uống cho đến lau dọn nhà cửa. Khi Maria dắt chó đi dạo, bà cẩn thận nhắc nhở con mang theo áo khoác.

Bản thân Maria thấy mình quá tuổi để mẹ phải nhắc nhở từng li từng tí như vậy. Tuy nhiên, cô tự nhủ điều này hoàn toàn bình thường trong thời gian giãn cách xã hội.

Tìm cách quên đi sự lo lắng ở tuổi 30

Hiện Gina Fernandes (33 tuổi) đang sống một mình trong căn hộ studio tại thủ đô Washington D.C. (Mỹ). Mỗi khi cô đề cập đến đời sống tình cảm, mẹ cô luôn đáp lại rằng: “Cứ bình tĩnh, con yêu. Rồi con sẽ gặp được một chàng trai phù hợp”.

phu nu doc than mua dich anh 3

Gina Fernandes.

Khoảng thời gian giãn cách xã hội khiến cuộc sống độc thân của Gina dương như khó khăn hơn.

Cô lảng tránh những tối xem phim hay chơi game cùng bạn bè qua Zoom bởi họ hầu hết đều trong một mối quan hệ.

Còn Gina thậm chí còn chưa tiếp xúc trực tiếp với ai trong vài tuần rồi.

“Ở tuổi của tôi, ai cũng có đôi có cặp. Vậy mà tôi vẫn lẻ bóng giữa đại dịch này”, cô nói.

Mặc dù vậy, Gina không ghen tị mà cảm thấy lo lắng nhiều hơn.

Tòa chung cư của cô không có nhân viên. Nếu Gina bị nhiễm Covid-19, ai sẽ giúp cô mua đồ ăn và thuốc men vì cô không thể ra ngoài và sử dụng thang máy được?

Khi nỗi sợ chiếm lấy tâm trí Gina, cô thường gọi điện cho gia đình. Những cuộc trò chuyện qua video cùng bố mẹ và bác, hay những trò chơi online cùng anh chị em họ sẽ giúp cô quên đi sự lo lắng.

Dùng âm nhạc để thư giãn

Tại ngôi nhà gần bãi biển West Palm ở Florida (Mỹ), Joi Cardwell (52 tuổi) đặt ra hai luật lệ. Thứ nhất, không ai được đi giày vào và thứ hai, nơi đây luôn tràn ngập âm nhạc.

Thông thường, 13 giờ không phải khoảng thời gian thích hợp để hò hét nhưng hôm nay là một dịp đặc biệt. Bạn của Joi, một DJ ở phía nam nước Pháp đang livestream và chơi nhạc.

Những bài hát rất hợp ý Joi, khiến cô cầm ly rượu vang và đung đưa theo giai điệu trên đôi chân trần. Bỗng cô bật khóc khi nhận ra đã rất lâu rồi kể từ lần cuối cô được tiếp xúc trực tiếp với một con người.

Năm 2016, Joi đứng ở vị trí thứ 43 trên bảng xếp hạng những nghệ sĩ Dance Club mọi thời đại. Cô biết các nhạc sĩ hàng đầu thế giới. Giờ đây, Covid-19 cho phép cô tạm dừng mọi dự án âm nhạc và dành cả buổi sáng để ngủ.

“Tôi không còn cảm thấy kiệt sức nữa. Tôi không còn biết hôm nay là ngày thứ bao nhiêu, và tôi thực ra cũng chả quan tâm”, cô nói.

Nếu cô có thể truyền tải một thông điệp tới toàn thế giới lúc này, Joi mong mọi người hãy thả lỏng và thư giãn. Đừng lo lắng về những thứ bạn không có khả năng kiểm soát. Hãy bật nhạc lên, hát hò và nhảy nhót. Thưởng thức vài ly cocktail vì bạn xứng đáng với điều đó.

Một luật sư dùng công việc để quên

Hôm nay là thứ Bảy, vì vậy Irma Villarreal không còn lý do để lười nấu ăn. Cô ghét nấu nướng kinh khủng, thậm chí cả việc ăn uống. Cô bỏ bữa sáng thường xuyên.

phu nu doc than mua dich anh 6

Luật sư Irma Villarreal.

Irma đổ lỗi chế độ ăn uống thất thường cho công việc bận rộn của mình.

Kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội, một luật sư tư vấn cho doanh nghiệp như Irma làm việc xuyên suốt từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối.

Hãng luật của cô luôn khiến các nhân viên bận rộn liên tục.

Tuy nhiên, cô cảm thấy biết ơn vì công việc làm cô phân tâm.

Douglas Uhlinger, người chồng gắn bó với cô suốt 35 năm, đột ngột qua đời 18 tháng trước do bị nhiễm trùng máu.

Hai người không có con chung.

Nếu Douglas ở đây vào lúc này, chắc hẳn anh sẽ là chuẩn bị bữa ăn cho cô.

Anh cũng không thích nấu nướng nhưng anh rất quan tâm đến Irma. Cô cho biết đời sống hôn nhân của hai vợ chồng rất dễ chịu, không gặp khó khăn như các cặp khác.

“Anh ấy là cả cuộc đời của tôi”, cô nói.

Một cụ bà thấy bản thân "vẫn hữu dụng"

Trước khi bang California ban hành lệnh cách ly tại nhà, Bettye Barclay (86 tuổi) vừa bắt đầu nhận công việc mới tại nhà thờ Unitarian Universalist. Bà tìm kiếm và kết nối hơn 250 người trong hội thánh với nhau, trong đó khoảng 100 người cao niên hoặc bị suy giảm miễn dịch.

Bettye hy vọng những cặp bạn bè mới sẽ giúp đỡ nhau. Nếu người này không ra khỏi nhà được, người kia sẽ giúp mua thực phẩm, thuốc men. Hoặc nếu người này muốn gọi điện trò chuyện, hy vọng rằng người kia sẽ bắt máy.

phu nu doc than mua dich anh 7

Một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng màu nước của bà Bettye. Ảnh: Unitarian Universalist Church.

“Thật tốt khi thấy bản thân còn hữu dụng”, bà nói.

Bettye cho rằng bà là một người may mắn. Bà có tổng cộng 3 con, 5 cháu, 6 chắt và họ đều sống trong bán kính 80 km quanh nhà Bettye. Điện thoại của bà reo liên tục bởi những cuộc gọi của cháu chắt. Nếu bà cần bất cứ thứ gì, trong vòng 1 tiếng sẽ có người xuất hiện trước cửa nhà.

Thời gian này, Bettye suy nghĩ về cái chết nhiều hơn. Bà đã chuẩn bị sẵn các giấy tờ di chúc và quỹ ủy thác cần thiết. Bà luôn mong muốn một cái chết ấm áp trên giường, với người thân xung quanh dành tặng những cái ôm hôn cuối cùng. Nhưng hiện thực đó khó có thể xảy ra nếu bà qua đời trong mùa Covid-19.

“Nếu tôi chết lúc này, tôi sẽ phải qua đời trong cô độc”, bà chia sẻ.

Tuy nhiên, Bettye tìm cách đối mặt với nỗi lo lắng trên. Thay vì suy nghĩ tiêu cực, bà tưởng tượng mình nằm trong bệnh viện, còn gia đình ở nơi phương xa sẽ cầu nguyện cho Bettye, miễn là họ được khỏe mạnh và an toàn. Hóa ra, sống một mình cũng không tồi tệ lắm.

Thầy giáo bị nhà trường điều tra, chỉ trích vì công khai đồng tính

Cui Le, một thầy giáo người Trung Quốc, công khai giới tính thật để ủng hộ một sinh viên đồng tính khác. Sau đó, anh đối mặt với việc bị trường đại học theo dõi, kỳ thị.

Hồng Chang

Bạn có thể quan tâm