Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phương pháp tiết kiệm để xác định điểm nóng bệnh thương hàn

Theo Nature, việc giám sát nước thải để phát hiện bệnh thương hàn là phương pháp tiết kiệm chi phí và giúp khoanh vùng tiêm chủng hiệu quả.

Nguồn nước ô nhiễm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh thương hàn. Ảnh: The Rivers Trust.

Cụ thể, 2 nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Bangladesh và Nepal cho thấy việc quét nước thải để tìm vi khuẩn gây bệnh thương hàn có thể cung cấp thông tin triển khai vaccine.

Bà Senjuti Saha - nhà vi trùng học phân tử tại Tổ chức Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em ở Dhaka, người đã tham gia vào nghiên cứu - cho biết phương pháp này đưa ra bằng chứng về nguyên tắc giám sát tiết kiệm, nhanh chóng và trên diện rộng. Đồng thời, nó cũng giúp kiểm tra độ hiệu quả của các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Những hạn chế của phương pháp cũ

Trang Nature thông tin bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này xuất hiện trong nước ô nhiễm và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Theo thống kê hàng năm, bệnh thương hàn ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người trên toàn cầu, gây sốt, tiêu chảy và làm chết hơn 135.000 người.

Bệnh thương hàn thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện nhanh chóng của các chủng kháng kháng sinh đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia có nguy cơ cao nên bắt đầu tiêm vaccine từ năm 2018. Các quốc gia trên khắp châu Á và châu Phi đã tiến hành tiêm chủng cho người dân của họ, trước tiên là ở khu vực có nguy cơ cao như những nơi có nước và vệ sinh kém chất lượng.

Theo Nature, các quan chức y tế thường dựa vào số lượng người mắc bệnh để xác định nơi được ưu tiên tiêm chủng. Tuy nhiên, những dữ liệu này lại bị hạn chế vì chúng chỉ lấy kết quả xét nghiệm tại các cơ sở y tế, nơi mà nhiều người nghèo không có khả năng tiếp cận.

Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng cải thiện việc giám sát bằng cách kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella Typhi trong nước thải, nhưng quá trình phân lập này đòi hỏi phải thu thập một lượng lớn nước thải và thường không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, các phương pháp phân tử liên quan đến giải trình tự phân đoạn DNA bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (PCR) cũng rất tốn kém.

Khoanh vung benh thuong han anh 1

Bệnh thương hàn có thể khiến trẻ bị sốt kéo dài. Ảnh: Baptist Health.

Phương pháp mới giúp tiết kiệm chi phí

Từ hạn chế của phương pháp cũ nêu trên, trong các nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà khoa học đã quyết định tìm kiếm những loại virus chuyên ký sinh vi khuẩn, được gọi là thể thực khuẩn. Theo Nature, thể thực khuẩn có xu hướng tồn tại trong môi trường lâu hơn so với vật chủ vi khuẩn của chúng.

"Nếu có sự hiện diện của thể thực khuẩn, điều đó nghĩa là vi khuẩn vật chủ mà chúng ký sinh phải có mặt. Thông tin này có thể cung cấp dữ liệu cho các nỗ lực nhằm giảm thiểu sự lây lan của bệnh thương hàn trong cộng đồng", bà Ana Lanham, nhà công nghệ sinh học môi trường tại Đại học Lisbon nói.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm làm việc ở Bangladesh đã thu thập khoảng 300 mẫu nước từ cống rãnh, sông, hồ, cũng như các vũng nước tù đọng sau lũ lụt hoặc mưa lớn, ở Dhaka và Mirzapur vào giữa tháng 8 và tháng 12/2021.

Các mẫu dưới 10 ml sẽ được lọc để loại bỏ vi khuẩn và những mảnh vụn lớn. Sau đó, nước được đưa vào các khuẩn lạc Salmonella Typhi đang phát triển ở vải batit trong đĩa Petri. Nếu có vi khuẩn thương hàn, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, tạo thành những mảng rõ ràng trên những mảnh vải.

Theo kết quả nghiên cứu, thể thực khuẩn được phát hiện khoảng 31% trong số 211 mẫu thu thập ở Dhaka, một thành phố có tỷ lệ mắc bệnh thương hàn cao. Trong khi đó, chỉ 3% trong số 92 mẫu từ Mirzapur, nơi có tỷ lệ mắc bệnh thấp.

Kết quả này tương ứng với dữ liệu được thu thập tại các bệnh viện, khoảng 5% trong số 4.620 mẫu máu được lấy từ hai bệnh viện nhi lớn nhất Dhaka có chứa vi khuẩn Salmonella Typhi. Còn ở bệnh viện lớn nhất Mirzapur, tỉ lệ này chỉ rơi vào 0,05% trong số 3.788 mẫu.

Nhóm nghiên cứu ở Nepal cũng nhận thấy một mối liên quan tương tự. Cụ thể, ở Kathmandu và Banepa, những khu vực mắc bệnh thương hàn cao, chiếm khoảng 55% trong số 361 mẫu nước sông chứa vi khuẩn thương hàn được thu thập từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2021. Ngược lại, các mẫu nước sông được thu thập ở thượng nguồn lại ít khả năng chứa các thể thực khuẩn hơn.

"Việc phát hiện vi khuẩn chỉ cần một lượng nước nhỏ và tiết kiệm chi phí đáng kể. Chẳng hạn, xét nghiệm một mẫu nước để tìm vi khuẩn bằng phương pháp PCR tốn khoảng 100 USD, trong khi việc xác định thể thực khuẩn bằng đĩa Petri chỉ tốn 2 USD", bà Kesia da Silva, nhà vi trùng học tại Đại học Stanford, California, tác giả của nghiên cứu nói.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Lý do khiến hơn 120 người dân Hà Tĩnh bị nổi sẩn ngứa

Hơn 40 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị một loại côn trùng có màu nâu đỏ đốt, gây sẩn ngứa khắp cơ thể.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm