Theo dữ liệu công bố của PISA, sau khi xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy có 16% học sinh Việt Nam đi học muộn, 8,7% học sinh trốn học cả ngày, 6,3% học sinh trốn tiết (xem bảng 1,2,3). Việc trốn học này đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Và sự ảnh hưởng này cao hơn mức trung bình của OECD.
Nguồn: PISA 2012. |
Nguồn: PISA. |
Ngoài ra, sự lo lắng của học sinh Việt Nam cũng cao hơn trung bình của OECD. Kết quả cho thấy học sinh Việt Nam chưa được thỏa mái trong học tập nên khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” dường như vẫn chỉ là khẩu hiệu!
Điều đáng nói nữa là học sinh Việt Nam chưa có niềm tin vào khả năng của mình khi kết quả PISA chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh Việt Nam tin vào khả năng của bản thân thấp hơn trung bình của OECD.
Bảng 1. Tỷ lệ học sinh đi học muộn
|
Tần số |
Phần trăm |
Không đi học muộn |
4.154 |
83,9 |
1 đến 2 lần |
694 |
14 |
3 đến 4 lần |
71 |
1,4 |
5 lần trở lên |
31 |
0,6 |
Tổng số |
4.950 |
100 |
* Không tính 2 phiếu không hợp lệ và 7 phiếu không trả lời
Bảng 2. Tỷ lệ học sinh trốn học cả ngày
|
Tần số |
Phần trăm |
Không trốn buổi học |
4.521 |
91,3 |
1 đến 2 lần |
372 |
7,5 |
3 đến 4 lần |
43 |
0,9 |
5 lần trở lên |
16 |
0,3 |
Tổng số |
4.952 |
100 |
* Không tính 7 phiếu không trả lời
Bảng 3. Tỷ lệ học sinh trốn tiết học
|
Tần số |
Phần trăm |
Không trốn tiết học |
4.641 |
93,6 |
1 đến 2 lần |
268 |
5,4 |
3 đến 4 lần |
32 |
0,6 |
5 lần trở lên |
16 |
0,3 |
Tổng số |
4.957 |
100 |
* Không tính 2 phiếu không trả lời
Khảo sát từ 4.959 học sinh Việt Nam
Theo kết quả khảo sát PISA, Việt Nam đứng thứ 17 về toán toán học, thứ 19 về đọc hiểu và thứ 8 về khoa học. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả thành tích mà 4.959 học sinh Việt Nam đạt được qua các bài kiểm tra PISA.
Sau khi làm bài kiểm tra xong, học sinh sẽ phải trả lời một phiếu khảo sát với 53 câu hỏi liên quan đến nhiều yếu tố trong quá trình học tập của học sinh như độ tuổi đến trường, giới tính, hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, cơ sở vật chất, trốn học, sự thích thú, khả năng tự tin của học sinh đối với các môn học…
Thông qua kết quả của phiếu khảo sát này sẽ cho thấy những vấn đề mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập. Chẳng hạn như trường hợp của Đài Loan luôn nằm trong tốp các nước/vùng kinh tế có thành tích toán học cao nhất trong các kỳ khảo sát PISA nhưng thực chất khi phân tích phiếu khảo sát thì kết quả cho thấy đa số học sinh không thích thú với việc học môn toán.
Như vậy kết quả thành tích qua bài kiểm tra cũng chưa thấy được những vấn đề thật sự của giáo dục. Theo phân tích sơ bộ của OECD thì PISA Việt Nam thể hiện như sau:
Về thành tích chung, cả ba lĩnh vực toán học, đọc hiểu và khoa học, Việt Nam đều đứng trên mức trung bình của OECD. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm học sinh đạt thành tích cao thì lại thấp hơn hoặc chỉ tương đương với trung bình của OECD.
Điều này cho thấy Việt Nam không có nhiều học sinh đạt thành tích cao nhưng cũng cho thấy không có khoảng cách quá xa giữa học sinh đạt thành tích cao và học sinh có kết quả thấp vì tỷ lệ phần trăm sinh viên đạt kết quả thấp khả quan hơn trung bình của OECD.
Thành tích toán học và khoa học của học sinh nam so với học sinh nữ cũng chỉ trong khoảng trung bình của OECD. Như vậy có sự khác biệt về thành tích học tập giữa nam và nữ (có 2.648 học sinh nữ và 2.311 học sinh nam tham gia khảo sát). Do vậy, giới tính trong giáo dục là một vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Kết quả PISA cũng chỉ ra bối cảnh xã hội có sự ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh. Khi bối cảnh xã hội hiện nay vẫn còn trọng bằng cấp, thi cử, thành tích thì chắc chắn sẽ tác động mạnh đến phương pháp dạy và học của thầy - trò chủ yếu là để đối phó với thi cử.
Trên đây chỉ là một số điểm sơ nét mà OECD chỉ ra qua cuộc khảo sát PISA của Việt Nam năm 2012. Để có những kết quả chi tiết hơn cần tiếp tục những nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng bảng khảo sát học sinh, nhà trường, phụ huynh (hiệu trưởng và phụ huynh cũng là đối tượng trong cuộc khảo sát PISA). Từ đó chúng ta mới thấy được bức tranh rõ nét của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay.