Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Quá thành công cũng dẫn đến thất bại

Công việc quá suôn sẻ và thuận lợi có thể khiến nhiều người trở nên thiếu cảnh giác. Hậu quả, họ dễ dàng mắc phải sai lầm.

Bạn cần cảnh giác để không bị thành công làm tâm trí mụ mị. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trơn tru và thuận lợi. Đạt được thành công rồi không có nghĩa rằng chúng ta có thể sống buông thả hay trở nên dửng dưng trước những thử thách mới.

Thực tế, một số người càng sở hữu nhiều thành tựu lại càng dễ dàng làm mọi thứ “đổ sông đổ bể” với chỉ một quyết định sai lầm. Theo đó, tỉnh táo và khôn ngoan trước thành công và những cơ hội tưởng chừng tốt đẹp là thiết yếu.

Dưới đây, Fast Company tổng hợp những lời khuyên hữu ích của Steven L. Blue, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty sản xuất và cung ứng các bộ phận, hệ thống và dịch vụ an toàn về đường sắt Miller Ingenuity, về 3 dấu hiệu thành công có thể dẫn bạn đến thất bại.

thanh cong anh 1thanh cong anh 2
thanh cong anh 3

Thành công liên tiếp dễ khiến chúng ta nếm mùi thất bại sau đó. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Thành công nối tiếp

Steven L. Blue chia sẻ rằng mỗi khi trải nghiệm hết thành công này đến thành công khác, ông thường không nhận thấy những dấu hiệu thất bại đang nhen nhóm.

Blue từng kinh doanh ở Mexico. Thực tế, dự án khi đó rất khó khăn, tốn kém và sở hữu nhiều rủi ro. Ông đã phải đối mặt với không ít thử thách về xây dựng và điều hành một doanh nghiệp ngoại quốc. Thêm vào đó, ông còn phải liên tục duy trì khá nhiều bảo lãnh tài chính cá nhân (personal financial guarantees).

Khó khăn liên tiếp phát sinh, song Blue đã xử lý được từng cái một. Kết quả, công việc kinh doanh ở Mexico thành công ngoạn mục. Phấn khởi trước thành quả tại Mexico, ông tự tin rằng mình có thể làm được điều tương tự tại Cuba. Theo đó, ông mở rộng kinh doanh tại đất nước đó với khoản đầu tư cá nhân đáng kể.

“Tôi đã giải quyết hết mọi trở ngại tại Mexico nên không có lý do nào cho thấy tôi không thể làm như thế ở Cuba. Song, tôi đã sai. Dự án ở Cuba sụp đổ và thất bại nặng nề. Thú thực, tôi đã khá kiêu ngạo khi tiếp cận Cuba chỉ vì thành công ở Mexico”, Blue cho hay.

Bài học rút ra: Khi thành công xảy ra liên tiếp, mọi người dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu quan trọng cho thấy bản thân có thể vấp ngã. Nguyên nhân là những kết quả tốt đẹp ban đầu làm chúng ta tin rằng quyết định của mình là đúng.

thanh cong anh 4thanh cong anh 5
thanh cong anh 6

Mọi công việc cần được "cân đo đong đếm" bất kể trường hợp nào xảy ra. Ảnh minh họa: Canva Studio/Pexels.

Kiêu ngạo

Thảm họa tàu con thoi NASA Challenger là một ví dụ tiêu biểu cho việc thành công sinh kiêu ngạo. Trước khi sự việc này xảy ra, NASA gần như không có gì ngoài thành công.

Thực tế, “an toàn là trên hết” (safety first) còn là một trong những giá trị cốt lõi của NASA. Tuy nhiên, nếu điều này là thực, NASA đã không bao giờ cho phép tàu Challenger cất cánh.

Khi đó, các kỹ sư cấp thấp hơn đều biết rằng vòng cao su chữ O của tên lửa sẽ dễ gặp rủi ro khi tiếp xúc với thời tiết lạnh giá. Họ đã cảnh báo nhưng các nhà lãnh đạo đã chọn lờ đi vấn đề này.

Bất kể lời biện minh thế nào, quyết định của ban quản lý khi đó có phần bắt nguồn từ sự kiêu ngạo. Họ chưa từng gặp thất bại trước đó nên không có lý do gì để tin rằng Challenger sẽ sụp đổ, Blue cho hay.

Bài học rút ra: Chúng ta không nên để thành công làm lu mờ tâm trí của mình. Ngoài ra, mỗi người cần tránh để cái tôi hoặc thành tích trước đó che mắt thực tại hay tương lai có thể xảy ra. Thay vào đó, mọi sai sót có thể phát sinh cần được suy xét thường xuyên.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra và rà soát từ các nhân viên cấp thấp nhất trong tổ chức là thiết yếu. Nguyên nhân là họ có thể là những người duy nhất thực sự biết được vấn đề nằm ở đâu.

thanh cong anh 7thanh cong anh 8
thanh cong anh 9

Áp lực phải biểu hiện tốt hơn nữa dễ dẫn đến những sai lầm đáng ngờ. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Áp lực vượt qua thành tựu cũ

Đa số nhân viên bán hàng giỏi đều ghét phải phá kỷ lục làm việc. Lý do là họ biết mình sẽ phải chịu áp lực nặng nề để vượt qua giới hạn một lần nữa.

Nếu không làm thế, ngay cả khi họ đã có một năm làm việc xuất sắc, công ty vẫn có khả năng thất vọng.

Các giám đốc điều hành (CEO) luôn phải chịu áp lực biểu hiện tốt hơn những năm làm việc tốt nhất của mình. Tất thảy đến từ mong đợi từ hội đồng quản trị, các công ty đại chúng và cả dân chúng.

Boeing, hãng sản xuất máy bay nổi tiếng, từng chịu áp lực lớn khi phải mở rộng dòng 737, nền tảng đã tạo ra chiếc máy bay 737 MAX. Nguyên nhân là việc làm này ít tốn kém hơn so với việc trình làng một thiết kế mới cũng như Boeing đang dần tụt lại so với Airbus, đối thủ cạnh tranh chính.

Các nhà đầu tư và kinh doanh khi đó đều hoan nghênh quyết định này, thậm chí thúc ép tiếp tục hoàn thành dự án bất kể điều gì xảy ra. Tuy nhiên, kết quả nhận về trái ngược hoàn toàn. Cụ thể, 737 MAX gây ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng lần lượt vào năm 2018 và 2019 cũng như bị các cơ quan quản lý trên toàn thế giới cấm hoạt động trong thời gian dài.

Thực tế, áp lực cũng không hoàn toàn có hại. Chúng giúp mài dũa kỹ năng và thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ hơn. Song, quá nhiều áp lực dễ dẫn đến những quyết định tồi tệ và cách thức lươn lẹo chỉ để hoàn thành mục tiêu.

Bài học rút ra: Nếu yêu cầu người khác phải đạt được một mục tiêu nào đó, họ có thể rơi vào cảnh làm bất cứ việc gì để hoàn thành công việc, ngay cả gian dối.

Vì vậy, chúng ta tốt nhất không nên đặt họ dưới áp lực quá mức. Đặc biệt, những ai là giám đốc điều hành hay đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cần tránh để hội đồng quản trị, các nhà đầu tư hay quản lý cấp cao hơn làm điều tương tự.

Làm thế nào để giữ điềm tĩnh trong công việc

Học cách kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh hành vi khéo léo giúp bạn xử lý áp lực công việc dễ dàng hơn.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

Am anh hoan hao trong cong viec hinh anh

Ám ảnh hoàn hảo trong công việc

0

Nhiều nhân sự luôn muốn công việc chỉn chu ở mức tuyệt đối. Song, nỗ lực này chỉ khiến họ tốn thời gian, năng lượng, khó tập trung vào các dự án quan trọng hơn.

Noi kho dien hinh khi lam sep hinh anh

Nỗi khổ điển hình khi làm sếp

0

Quản lý thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng khi liên tục chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, cảm giác cô đơn, không được thấu hiểu cũng là trở ngại với họ.

Thiên Trang

Bạn có thể quan tâm