Chủ quán ăn đăng ảnh bêu xấu khách hàng vì không gọi đồ uống của quán. |
Quán ăn trên phố Carnavon chia sẻ ảnh chụp một người đàn ông lớn tuổi trên Facebook cùng với chú thích: "Ít nhất hãy gọi đồ uống. Vị khách này khăng khăng không uống nước và thậm chí nói rằng chúng tôi có thể làm gì chứ. Vậy nếu ông ấy muốn nổi tiếng, hãy để chúng tôi giúp".
Nhiều người tỏ ra bức xúc với bài đăng của quán ăn. Đa số cho rằng khách hàng đến dùng bữa không có nghĩa vụ phải gọi thêm đồ uống và chủ quán ăn đã không tôn trọng thực khách của mình.
Dưới phần bình luận, người dùng mạng xã hội lên tiếng chỉ trích và kêu gọi tẩy chay quán ăn. Trong vài ngày, xếp hạng đánh giá của Google về quán ăn này giảm xuống 1,3 sao từ 4,2 sao.
Daniel, một người dân địa phương, nói với World Of Buzz rằng anh rất bức xúc với sự ngạo mạn của chủ tiệm ăn và cách họ đối xử với những người trả tiền cho mình.
"Tôi không thể chịu đựng cách họ bắt nạt khách hàng lớn tuổi". Daniel nói thêm đồ uống ở quán ăn này cũng không hề rẻ và đó là lý do anh không bao giờ đến nơi này.
Quán ăn thu phụ phí với khách hàng không gọi đồ uống. |
Đây cũng không phải lần đầu tiên quán ăn này đăng ảnh bêu xấu khách hàng. Jimmy, một người từng ghé tiệm ăn, cho hay nơi này cũng thu phí 1 RM (0,22 USD) với những thực khách không gọi đồ uống của quán.
Trước bão đánh giá 1 sao trên các phương tiện truyền thông, Lim (46 tuổi), chủ nhà hàng, đã phải xóa bài đăng và công khai xin lỗi các khách hàng.
Lim nói với The Star rằng quán ăn đang gặp khủng hoảng sau vụ việc, nhưng không đóng cửa như lời đồn trên mạng xã hội.
Chủ quán cho biết vẫn sẽ áp dụng phụ phí đối với những người không gọi đồ uống. "Đó là vấn đề nguyên tắc. Tôi tin rằng bản thân có quyền bảo vệ lợi ích của mình với tư cách là chủ quán ăn. Khách hàng thậm chí có thể gọi một ly nước ấm giá 50 sen nếu không muốn trả phụ phí".
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.