Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Quảng cáo gian dối thực phẩm chức năng, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

Luật sư cho biết nếu tái phạm hành vi quảng cáo gian dối, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Bộ Y tế vừa xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với 5 cơ sở với tổng số tiền 300 triệu đồng, gồm: Công ty TNHH MTV dược phẩm y tế Quốc tế Medistar, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường, Công ty cổ phần y dược Ngũ Phúc Đường, Công ty cổ phần Thiên Dược Sơn và Công ty cổ phần thương mại quốc tế Đại Lâm Mộc.

Trong số này, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường (Công ty Hoàng Hường) gần đây gây xôn xao dư luận khi xuất hiện trên sóng VTV1 trong chương trình "Điểm tựa tương lai" hôm 10/4. Sau khi phát sóng, đài truyền hình đã gỡ video này trên website.

Xử lý hình sự nếu tái phạm

Theo cơ quan chức năng, Công ty Hoàng Hường bị phạt 65 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chia sẻ góc pháp lý, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đánh giá đây là một chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, do cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Duoc pham Hoang Huong anh 1

Ảnh chụp bà Hoàng Hường (bìa phải) xuất hiện trên VTV1.

Theo luật sư, sau quyết định xử phạt hành chính trên, nếu các doanh nghiệp tái phạm thì người tham gia thực hiện hành vi quảng cáo gian dối tại những cơ sở đã bị xử phạt có thể bị xử lý hình sự về hành vi quảng cáo gian dối, quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều luật này quy định người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Ngoài ra, để thực hiện hoạt động kinh doanh và quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần 2 loại giấy phép gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Theo Điều 23 Thông tư 09/2015 của Bộ Y tế và các quy định hiện hành, 2 loại giấy phép trên sẽ bị thu hồi nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định sau: Không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; không có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; hàng hóa có thay đổi về thành phần, công dụng, bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

Khi nào bị tước giấy phép?

Đề cập đến các quy định về quảng cáo sản phẩm, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) phân tích việc quảng cáo hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018. Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo luật sư, chế tài xử phạt hành chính về quảng cáo được quy định tại Nghị định 38/2021 của Chính phủ. Theo đó, người vi phạm bị xử phạt 20-25 triệu đồng đối với các hành vi quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan chức năng xác nhận nội dung trước khi phát hành.

Ngoài xử phạt hành chính, người vi phạm còn bị tước các loại giấy phép liên quan. Đặc biệt, Điều 52 Nghị định 38 đề ra mức phạt 5-30 triệu đồng đối với những vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng như: Không ghi đúng quy định dòng chữ, không đọc, đọc không rõ ràng nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”,...

Về xử lý hình sự, luật sư cho biết khi hành vi quảng cáo được xác định là gian dối thì vi phạm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Biểu hiện của việc quảng cáo gian dối như: Hàng xấu, kém chất lượng nhưng lại nói đó là hàng tốt, chất lượng cao; nói xấu hàng hóa của doanh nghiệp khác để làm nền quảng cáo cho hàng hóa của mình...

Luật sư Cường cũng cho rằng người có hành vi quảng cáo gian dối và đã bị phạt hành chính mà tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Quảng cáo gian dối. Chế tài gồm phạt tiền tối đa 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Ngoài tội danh trên, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa dối khách hàng. Khung hình phạt gồm phạt tiền tối đa 500 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 5 năm.

Khi nào tổ chức, cá nhân bị tạm dừng biến động tài sản?

Tạm dừng biến động tài sản được áp dụng để phong tỏa, kê biên, ngăn chặn các hành vi trốn tránh nghĩa vụ bồi thường, tẩu tán tài sản trong các vụ án.

Vợ chồng ly hôn, cấp lại sổ đỏ như thế nào?

Việc phân chia đất sau ly hôn do tòa án quyết định hoặc các bên thỏa thuận. Sau khi có quyết định công nhận ly hôn, vợ chồng cần đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

Hồng Đăng

Bạn có thể quan tâm