Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quảng Trị, Gia Lai, Vĩnh Long áp dụng quản lý giáo dục 4.0

Áp dụng công nghệ 4.0 đã giúp nhiều sở GD&ĐT trên cả nước thay đổi cách quản lý giáo dục kiểu mới với hiệu quả rõ rệt.

Tại hầu hết sở GD&ĐT trên cả nước, tình trạng thu thập cơ sở dữ liệu toàn ngành hàng tháng, hàng năm vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công với file excel gửi qua email. Công việc này tốn hàng tháng trời và khiến các cán bộ chuyên trách trở nên bận rộn.

Nhưng ở Quảng Trị, Gia Lai và Vĩnh Long, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn và giấc mơ “không công văn, giấy tờ” trong quản lý giáo dục sẽ sớm trở thành hiện thực.

Quảng Trị tuyển sinh trong 10 ngày

Năm học 2017-2018, ngành giáo dục Quảng Trị đã ký kết hợp tác với Viettel xây dựng giải pháp quản lý thông tin tập trung từ sở đến tất cả trường trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Quảng Trị thực hiện cập nhật dữ liệu phục vụ công tác của ngành trên hệ thống dữ liệu thống nhất từ sở đến tất cả trường trên địa bàn tỉnh.

Với cách cập nhật này, dữ liệu chỉ đi theo một luồng và tập trung về một hệ thống nên đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng kịp thời. Công tác tuyển sinh trước kia thường diễn ra trong 2 tháng, nay chỉ cần 7-10 ngày.

viettel anh 1
Ngành giáo dục Quảng Trị đã ký kết hợp tác với Viettel xây dựng giải pháp quản lý thông tin tập trung từ sở đến tất cả trường trên địa bàn tỉnh.

Không phải là một tỉnh mạnh về kinh tế và có nền tảng về ứng dụng CNTT trong giáo dục từ trước, nhưng việc chọn giải pháp 4.0 đã giúp ngành giáo dục Quảng Trị nhanh chóng có những kết quả tốt.

Đó là chọn triển khai quyết liệt một hệ thống đồng bộ về cơ sở dữ liệu dùng chung cũng như thay hệ thống website của sở, các trường bằng cổng thông tin điện tử. Phương án được triển khai với một nhà cung cấp quản lý tổng thể, tương thích về hệ thống, giúp các dự án CNTT trên toàn tỉnh đi vào hoạt động rất nhanh mà không gặp trục trặc.

Gia Lai thu thập số liệu trong vài phút

Trước đây, mỗi giáo viên Gia Lai sau khi chấm bài sẽ nhập điểm bằng tay của từng môn học vào sổ, chép thành nhiều bản và khi sai sẽ làm lại từ đầu. Đây cũng là công việc thường nhật của nhiều giáo viên khác trên cả nước. Hiện nay, giáo viên sẽ nhập điểm, sửa điểm dễ dàng, in ra nhiều bản khi cần thiết với phần mềm SMAS.

Trong mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình, phần mềm có phiếu báo điểm điện tử chủ động nhắn tin cho phụ huynh mỗi khi học sinh có điểm số mới. Điều này được cha mẹ đánh giá cao, giúp phụ huynh theo dõi sát quá trình học tập toàn diện của con khi truy cập điểm trên website nhà trường.

Tác động của công nghệ 4.0 không chỉ đến với phụ huynh, học sinh mà còn ở công tác quản lý của các cấp lãnh đạo bao gồm hiệu trưởng, phòng GD&ĐT và sở GD&ĐT.

Nếu trước kia khi cần số liệu, hiệu trưởng phải tâp hợp giáo viên lại để báo cáo và gửi lên cấp trên, thì bây giờ chỉ cần một click sẽ có đầy đủ thông tin học sinh đã làm đến bài kiểm tra nào, điểm số ra sao. Từ đó lãnh đạo cấp sở cũng dễ dàng quản lý thông tin để báo cáo lên Bộ GD&ĐT khi cần thiết.

viettel anh 2
Ứng dụng công nghệ 4.0 đã thay đổi cách dạy và học của thầy trò ở tỉnh Gia Lai.

Hiện tại Gia Lai đã gần như bỏ việc báo cáo bằng giấy và sử dụng sổ điểm điện tử ở tất cả trường học của các cấp.

Thậm chí xã heo hút nhất Gia Lai là Hà Đông nằm cách trung tâm huyện Đak Đoa 50 km, lọt thỏm giữa thung lũng, đói nghèo vẫn đeo bám cũng có tỷ lệ 100% trường học thực hiện áp dụng công nghệ 4.0.

Để thực hiện điều này, Sở GD&ĐT Gia Lai đã được Tập đoàn Viettel hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ chi phí tin nhắn cho người dân tộc, hộ nghèo và hợp tác triển khai mang thiết bị 3G, 4G về từng trường xa xôi nhất.

Nhờ thực hiện đồng bộ, mỗi học sinh Gia Lai đều có một mã số định danh cá nhân duy nhất chạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, được coi như học bạ điện tử, thuận tiện trong tuyển sinh đầu cấp. Hồ sơ của học sinh sẽ tự động chuyển vào trường, hiệu trưởng sẽ xét duyệt và trả lại sau khi có kết quả. Vì vậy, việc tra cứu kết quả của học sinh ở các cấp các nhau chỉ cần thông qua vài thao tác máy tính đơn giản và tốn vài phút.

Vĩnh Long xóa bỏ nỗi lo sai lệch số liệu

Hơn một năm trước, mỗi lần đến kỳ báo cáo, Sở giáo dục tỉnh Vĩnh Long mất gần một tháng để tổng hợp số liệu, chưa kể các số liệu được tổng hợp có thể bị sai lệch do cộng trừ không chuẩn từ nhiều bảng biểu Excel ghép lại.

Hiện nay, nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất từ sở đến tất cả phòng giáo dục huyện, cũng như các trường trên địa bàn thông qua cơ sở dữ liệu ngành tập trung do tập đoàn Viettel xây dựng, các chuyên viên của sở chỉ cần trích xuất biểu mẫu báo cáo từ hệ thống là có đầy đủ thông tin chính xác.

viettel anh 3
Ngoài việc thay đổi trong phương thức quản lý giáo dục 4.0, Vĩnh Long còn có học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tin học văn phòng thế giới.

Không chỉ hoạt động quản lý của sở GD&ĐT trở nên thuận lợi hơn, việc quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh, lưu trữ, kết quả học tập, tính điểm tổng kết... của giáo viên các trường cũng thay đổi. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống quản lý nhà trường SMAS, công việc của giáo viên được giảm tải và cập nhật kết quả học tập tức thời cho phụ huynh.

Theo đánh giá của hầu hết chuyên gia giáo dục ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực của người giáo viên chính là hồ sơ, sổ sách. Ngoài giờ giảng trên lớp, thầy cô còn “bội thực” vì giấy tờ, báo cáo. Họ không còn có đủ sức lực và thời gian để sáng tạo bài giảng.

Nhờ áp dụng công nghệ 4.0, giấc mơ “không công văn, giấy tờ” trong quản lý giáo dục hứa hẹn sớm trở thành hiện thực tại Quảng Trị, Gia Lai và Vĩnh Long.

Giang Quốc Hoàng

Bạn có thể quan tâm