Điều thú vị là ngoài các câu chuyện “xây trường quốc tế ở vùng cao”, còn có những bài học, đề thi vùng cao khiến học sinh thành phố yêu thích.
Bất ngờ từ thầy giáo vùng cao
Thầy Phạm Văn Đĩnh sinh năm 1977, là giáo viên tại tại trường THPT Na Hang, Tuyên Quang. Đây là vùng đất còn nhiều khó khăn với đa số là người dân tộc Tày, nhiều em tiếng Kinh còn chưa sõi.
Từ 7 tháng trước, thầy Đĩnh là người giáo viên đầu tiên của trường tiếp cận với mạng xã hội học tập Viettel Study. Có lợi thế dạy tin học, thầy Đĩnh sử dùng nhiều định dạng phong phú như word, pdf, powerpoint, video, video 2 màn hình, mp3 để thể hiện bài học. Với sự hấp dẫn về hình ảnh, âm thanh, màu sắc, các phần mềm giúp học trò tiếp thu kiến thức nhanh chóng, thầy đỡ mất công sức, nhưng lượng kiến thức lại được hấp thụ tốt.
Trẻ em vùng cao chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với Internet và công nghệ giáo dục hiện đại. Ảnh: Phạm Tùng. |
Thầy Đĩnh bảo, cách dạy học này giúp thầy giải quyết được bài toán cân bằng khối kiến thức dày đặc trong mỗi tiết học 45 phút.
Ngày mới tiếp nhận phương pháp này, thầy Đĩnh xây dựng trang cá nhân trên mạng xã hội học tập Viettelstudy.vn, sau đó thực hiện các đề thi. Thầy Đĩnh rất tâm đắc với tư duy thiết lập hệ thống của mạng học tập trực tuyến này khi quan niệm các bạn học sinh cần phải thi trong quá trình học tập cũng như việc cần "khám sức khoẻ định kỳ".
Các cuộc thi trực tuyến như câu hỏi trắc nghiệm, điền từ, sắp xếp câu và tự luận đều được trình bày khoa học. Đặc biệt, các đề thi được thiết kế giống như một bài thi thật có đồng hồ tính giờ, và thí sinh có thể biết đáp án hoặc điểm số ngay sau khi hoàn thành bài thi với đề thi trắc nghiệm. Từ đây, giáo viên bớt được rất nhiều thời gian, công sức chấm điểm.
Thầy Đĩnh kể lại, có một học sinh ở Hưng Yên đã gọi điện cho thầy và chia sẻ: “Thầy giảng bài hay quá thầy ạ. Em rất thích các bài giảng và đề thi của thầy”. Điều đó khiến người giáo viên vùng cao này rất xúc động.
Khởi đầu bao giờ cũng có bỡ ngỡ, nhưng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội để những giáo viên năng động thể hiện bản thân. Ngoài các đề thi và bài giảng miễn phí, thầy Đĩnh có làm một số bài giảng, đề thi có tính phí từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng và tải lên Viettelstudy.
Với những đề thi, bài giảng thú vị, nhiều học trò ở các tỉnh, thành phố đã đăng ký. Thầy Đĩnh khá ngạc nhiên khi thấy tài khoản của mình tăng thêm tiền dù trước đó việc làm bài giảng, đề thi trên Viettelstudy chỉ xuất phát từ đam mê.
Lan rộng nguồn giáo viên giỏi
Một giáo viên khác ở Hà Nội cũng rất tâm đắc với mạng giáo dục học tập này là cô giáo Phạm Thị Yến - nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học Thành Công B. Sau khi nghỉ hưu, cô Yến được mời làm hiệu trưởng một trường quốc tế và tham gia dự án về giáo dục trực tuyến có tương tác của Viettel.
Cô Yến quan niệm giáo viên giỏi là nhân tố quyết định việc dạy và học, nhưng nếu học theo cách truyền thống thì chỉ tốt với phạm vi của trường mà thôi. |
Sau nhiều lần đi công tác ở các huyện vùng cao, cô giáo Phạm Thị Yến tự hỏi bao giờ học sinh miền núi mới có cơ hội được dạy bởi nhiều giáo viên giỏi khác trên cả nước. Và bao giờ các giáo viên giỏi ở các vùng miền xa xôi có điều kiện, cơ hội được chứng tỏ với học sinh trên cả nước về khả năng sư phạm và phương pháp truyền tải bài giảng tuyệt vời của mình.