Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Quốc hiệu Đại Việt tồn tại hơn 700 năm

Vị vua này đã đặt quốc hiệu nước ta là Đại Việt, tồn tại tới hơn 700 năm. Dưới thời trị vì của ông, Đại Việt là quốc gia hưng thịnh.

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 1

Câu 1: Vua nào đặt quốc hiệu nước ta là Đại Việt?

  • Lý Thái Tổ
  • Lý Thái Tông
  • Lý Thánh Tông
  • Lý Nhân Tông

Đại Việt là quốc hiệu tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với 2 giai đoạn, từ năm 1054 đến 1400 và từ năm 1428 đến 1805. Vị vua đặt quốc hiệu Đại Việt cho nước ta là Lý Thánh Tông, vua thứ 3 của triều đại nhà Lý. Ông trị vì từ năm 1054 đến năm 1072.

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 2

Câu 2: Vị vua Lý này có tên húy là...?

  • Lý Phật Mã
  • Lý Phật Kim
  • Lý Nhật Tôn
  • Lý Thiên Tộ

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", vua Lý Thánh Tông có tên húy là Lý Nhật Tôn, hoàng tử cả của vua Lý Thái Tông. Ông sinh tại kinh thành Thăng Long vào năm 1023.

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 3

Câu 3: Lý Thánh Tông được sử gia nào đánh giá là vị vua hết lòng thương dân?

  • Ngô Sĩ Liên
  • Hồ Tông Thốc
  • Phan Phu Tiên
  • Phan Huy Chú

Đánh giá về Lý Thánh Tông, sử gia Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê viết rằng: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 4

Câu 4: Vua Lý Thánh Tông nổi tiếng với chính sách cai trị….?

  • Hà khắc
  • Nghiêm khắc
  • Khoan dung
  • Cả A và C

Lý Thánh Tông nổi tiếng là vị vua nhân từ, cai trị khoan dung. Theo sách "Đại Việt sử lược", ngay từ khi lên ngôi, vua đã cho đốt hết công cụ tra tấn, lấy đức khoan dung trị nước, giảm bỏ các hình phạt. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: “Tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh để xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ông và tuyên bố: "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 5

Câu 5: Vua Lý Thánh Tông rất coi trọng phát triển lĩnh vực kinh tế nào?

  • Công nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Ngư nghiệp
  • Thương nghiệp

Giống như nhiều vua triều Lý khác, Lý Thánh Tông rất coi trọng phát triển nông nghiệp. Vua từng ban chiếu khuyến nông để động viên nhân dân sản xuất, đi nhiều nơi xem dân gặt lúa, năm mất mùa lại cấp thóc giống cho nhân dân.

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 6

Câu 6. Bà hoàng thay vua Lý Thánh Tông trị nước?

  • Nguyên từ Quốc mẫu
  • Dương Hoàng hậu
  • Nguyên phi Ỷ Lan
  • Thuận Thiên Hoàng hậu

Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam" năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan. Không phụ sự ủy thác của chồng, Nguyên phi Ỷ Lan đã giúp vua cai trị đất nước hưng thịnh.

Quoc hieu Viet Nam thoi Ly anh 7

Câu 7. Vua Lý Thánh Tông chọn hoàng tử nào nối ngôi?

  • Lý Càn Đức
  • Lý Thiên Tộ
  • Lý Long Trát
  • Lý Long Cán

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", vua Lý Thánh Tông hiếm muộn về con cái, mãi tới hon 40 tuổi ông và Nguyên phi Ỷ Lan mới sinh được thái tử Lý Càn Đức. Ngay sau khi ra đời, Lý Càn Đức được phong làm thái tử, sau này lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông.

Bộ luật nào quy định vợ đánh chồng bị xử tử?

Theo quy định của bộ luật này, vợ đánh chồng có thể bị xử phạt với mức nặng, nhẹ khác nhau. Trong đó, mức án cao nhất là thắt cổ, chém đầu.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm