Câu 1: Bà Triệu là thủ lĩnh chống quân xâm lược nào?
Nối tiếp tinh thần của Hai Bà Trưng, sau gần 2 thế kỷ, vùng núi Cửu Chân xuất hiện nữ anh hùng khác là Triệu Thị Trinh. Lời tuyên thệ của bà đã đi vào sử sách: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người". Không cam chịu làm phận lẽ cho viên quan Đông Ngô cai trị, bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt trốn lên núi, dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quân Ngô đô hộ năm 248. Nhận xét về bà, chính sử nhà Nguyễn viết: "Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng". |
Câu 2: Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa ở tỉnh nào hiện nay?
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược của Bà Triệu nổ ra vào năm 248 tại thung lũng núi Nưa (nay thuộc thị trấn Nưa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa). |
Câu 3: Vị vua nào sau đây quê ở Thanh Hóa?
Theo các tài liệu chính sử, Thanh Hóa là quê hương của 4 triều vua gồm: Nhà Tiền Lê, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn. Đây là địa phương sản sinh ra nhiều dòng vua chúa nhất của nước ta. |
Câu 4: Huyện nào của Thanh Hóa từng là kinh đô của nước ta trong thế kỷ 14?
Theo sách "Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục", sau khi truất ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly đổi tên nước từ Đại Việt sang thành Đại Ngu (mang ý nghĩa yên vui, hòa bình), cho xây dựng kinh đô (Tây Đô) ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. |
Câu 5: Danh tướng người Thanh Hóa nổi tiếng với đội quân chim bồ câu trong khởi nghĩa Lam Sơn?
Nguyễn Chích (1382-1448) là danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê thôn Mạc Xá, Vạn Lộc (nay thuộc xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Nguyễn Chích là một trong những thủ lĩnh tối cao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có tài huấn luyện chim bồ câu. |
Câu 6. Huyện nào ở Thanh Hóa là nơi Mai An Tiêm từng bị lưu đày?
Theo sách "Lĩnh Nam Chích Quái", Mai An Tiêm là con nuôi của Hùng Vương thứ 18, được vua yêu mến gả con gái. Sau đó, Mai An Tiêm đắc tội, bị vua Hùng đày ra đảo hoang. Hòn đảo đó thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. |
Câu 7. Nhân tài quê Thanh Hóa đỗ bảng nhãn khi 17 tuổi?
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học lớn của dân tộc ta. Ông quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Tại khoa thi năm 1247 dưới thời Trần, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi, là người đỗ bảng nhãn trẻ nhất trong lịch sử. |
Câu 8. Danh nhân người Thanh Hóa được ví là Gia Cát Lượng của nhà Nguyễn?
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Đào Duy Từ là khai quốc công thần số một của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, từng góp công lớn giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng vương triều. Ông được hậu thế suy tôn là “Gia Cát Lượng của triều Nguyễn". |